Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cơ cấu tổ chức của công ty 2024 mới nhất
  • Thứ sáu, 29/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 9139 Lượt xem

Cơ cấu tổ chức của công ty 2024 mới nhất

Khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, cá nhân, tổ chức cần hiểu rõ cơ cấu tổ chức của công ty để lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp.

Hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế trong và ngoài nước đặt ra nhu cầu lớn về thành lập công ty. Với những loại hình khác nhau đều có cơ cấu tổ chức của công ty khác nhau. Tùy vào từng lí do khác nhau mà chủ sở hữu có thể lựa chọn cho mình loại hình phù hợp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc tìm hiểu cơ cấu hoạt động trong từng loại hình công ty là điều rất cần thiết cho các nhà đầu tư. Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ giới thiệu tới Quý vị các thông tin hữu ích nhất về cơ cấu tổ chức hoạt động của một số loại hình công ty hiện nay.

Cơ cấu tổ chức công ty là gì?

Cơ cấu tổ chức của công ty là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ quyền lực và báo cáo giữa các bộ phận nhằm duy trì hoạt động của công ty, cơ cấu tổ chức công ty xác định cách thức phân chia, tập hợp, phối hợp các nhiệm vụ các công việc của công ty nhằm đạt mục tiêu mà công ty đề ra.

Cơ cấu tổ chức công ty theo quy định phù hợp với các yêu cầu sau:

– Bố trí, phối hợp hiệu quả công việc của các bộ phận trong công ty.

– Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của công ty.

– Kiểm soát tốt các hoạt động của công ty cần thực hiện.

– Linh hoạt xử lí các thay đổi từ biến động bên ngoài, tác động vào bộ máy công ty.

– Tạo nên động lực làm việc của các cá nhân trong tổ chức công ty.

Cơ cấu tổ chức công ty sẽ được thể hiện tối giản qua sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty. Qua đó thể hiện vị trí, mối quan hệ báo cáo và các kênh thông tin chính thức của tổ chức công ty. Sơ đồ này còn thể hiện mối quan hệ chính thức giữa người quản lí ở các cấp và nhân viên trong tổ chức.

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động độc lập đối với những chủ sở hữu. Công ty TNHH được chia làm hai loại hình chính là công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

– Công ty TNHH 1 thành viên.

Chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức, và tùy thuộc vào từng trường hợp cơ cấu công ty sẽ khác nhau.

Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức và quản lí theo hai mô hình chính.

+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty và Kiểm soát viên.

+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty và Kiểm soát viên.

TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu.

Cơ cấu tổ chức quản lí công ty gồm Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong đó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể được Chủ tịch công ty ký hợp đồng thuê. Trong đó trách nhiệm của từng bộ phận như sau:

+ Chủ sở hữu của công ty là chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc.

+ Chủ tịch của công ty có thể kiêm nhiệm chức danh giám đốc hoặc tổng giám đốc.

+ Quyền và nghĩa vụ các bộ phận được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty quy định.

– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thanh lập với cơ cấu bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/ Tổng giám đốc và Ban kiểm soát. Trong đó:

+ Công ty có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập ban kiểm soát, nếu có từ 10 thành viên trở xuống có thể thành lập ban kiểm soát theo nhu cầu của công ty.

+ Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, tổng giám đốc có thể là người đại diện diện theo pháp luật của công ty.

+ Người đại diện theo pháp luật phải thường trú tại Việt Nam, nếu vắng mặt quá thời hạn quy định phải ủy quyền cho người khác.

+ Các quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định theo pháp luật và Điều lệ công ty.

Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Cơ cấu công ty cổ phần được quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát. Trong đó:

+ Trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát

+ Trường hợp áp dụng cơ cấu tổ chức không có ban kiểm soát phải đáp ứng điều kiện trong Hội đồng quản trị phải có ít nhất 20% thành viên độc lập và có Ban kiểm toán độc lập trực thuộc Hội đồng quản trị.

+ Các quyền và nghĩa vụ của các bộ phận được quy định theo quy định pháp luật và theo Điều lệ công ty.

>>>>> Tham khảo: https://luathoangphi.vn/so-do-co-cau-to-chuc-cong-ty-co-phan/

Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh

Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh theo quy định pháp luật bao gồm các bộ phận sau: Hội đồng thành viên, Giám đốc và Tổng giám đốc.

– Hội đồng thành viên là bộ phận có quyền lực cao nhất trong công ty, bao gồm tất cả các thành viên của công ty. Hội đồng thành viên có quyền quyết định mọi công việc của công ty.

– Chủ tịch Hội đồng thành viên là thành viên hợp danh do Hội đồng thành viên bầu ra. Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ đồng thời kiêm nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc theo quy định của pháp luật. Về cơ bản chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc có những quyền hạn sau:

+ Quản lí các công việc điều hành công việc kinh doanh của công ty;

+ Triệu tập và tổ chức các cuộc họp Hội đồng thành viên và ký quyết định của Hội đồng thành viên;

+ Quản lí các hoạt động kinh doanh của công ty theo quyền hạn quy định;

+ Quản lí và phân công nhân sự trong công ty;

+ Một số quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Hi vọng với những chia sẻ trên, Quý vị có thể hiểu hơn về cơ cấu tổ chức của công ty theo quy định của pháp luật. Với những thông tin trên, mong rằng quý vị có thể lựa chọn cho mình loại doanh nghiệp phù hợp trong dự định đầu tư thành lập doanh nghiệp của mình.

Tự hào là Công ty hỗ trợ doanh nghiệp uy tín trên cả nước, Luật Hoàng Phi hỗ trợ mọi vấn đề mà khách hàng đang vướng mắc. Với thời gian thực hiện thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm công sức và thành công khi nhận kết quả, Luật Hoàng Phi hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng thông qua địa chỉ sau:

– Số điện thoại: 024.62852839 – 028.73090.686;

– Hotline: 0981.378.999;

– Email: lienhe@luathoangphi.vn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi