Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 515 Lượt xem

Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là?

Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả và quyền liên quan là hợp đồng dân sự, do vậy các bên chủ thể của hợp đồng phải tuân theo điều kiện của chủ thể hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.

Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan là người được hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có thể tự mình sử dụng cho phép người khác sử dụng hoặc họ cũng có quyền định đoạt, chuyển giao quyền sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đó cho người khác.

Vậy Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Khái niệm chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Quyền tác giả và quyền liên quan là các quyền tài sản, do vậy các quyển này tài sản này có thể được chuyển giao thông qua các hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng. Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả và quyền liên quan là một loại hợp đồng dân sự, do vậy phải thỏa mãn các điều kiện của hợp đồng dân sự. Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả và quyền liên quan là hợp đồng dân sự, do vậy các bên chủ thể của hợp đồng phải tuân theo điều kiện của chủ thể hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.

Đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền tác giả và quyền liên quan đến tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Ý chí của các bên chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện, tự định đoạt trong việc chuyển giao một phần hay toàn bộ quyền tác giả, quyền liên quan. Quyền lựa chọn thời hạn, giá cả, phương thức thực hiện hợp đồng và các thỏa thuận khác không trái pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội.

Các đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan là quyền công bố tác phẩm, quyền làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Bên được chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao, các lợi ích vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Đặc điểm của hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng song vụ, có đền bù và là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng các quyền tài sản là quyền tác giả, quyền liên quan.

– Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật SHTT, trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu những tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khách.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là sự thỏa thuận cảu bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo đó bên chuyển nhượng là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu một hoặc một số quyền nhân thân, quyền tài sản của mình cho bên nhận chuyển nhượng là cá nhân, pháp nhân; bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ thanh toán cho bên chuyển nhượng một khoản tiền trong thời hạn và theo phương thức các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo luật định.

Những quyền không thể chuyển nhượng là?

Quyền tác giả gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả. Quyền nhân thân có đặc điểm gắn liền với chủ thể không thể chuyển dịch. Quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân. Khi quyền nhân thân của tác giả được xá định thì quyển này là tiền đề của quyển tài sản. Quyền tài sản của tác giả dựa trên căn cứ quyền nhân thân của tác giả.

Quyền tài sản của tác giả liên quan đến tác phẩm là quyền chuyển giao được. Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật SHTT, tác giả không được chuyển nhượng các quyển nhân thân là quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Đối với người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân:

– Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn.

– Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn (khoản 2 Điều 29 Luật SHTT).

Hình tượng biểu diễn của nghệ sĩ mang dấu ấn cá nhân, tạo ra sự khác biệt giữa nghệ sĩ này với nghệ sĩ khác, do vậy với cùng một tác phẩm sân khấu hay điện ảnh, những nghệ sĩ khác nhau tự lựa chọn hình tượng biểu diễn khác nhau. Hình tượng nghệ thuật phù hợp với nội dung của tác phẩm, có sáng tạo, cá cách điệu phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng khiếu, cái duyên của nghệ sĩ biểu diễn.

Ở Việt Nam, có nhiều hình tượng nghệ thuật thuộc văn học dân gian như “Thị Mầu lên chùa”, “Thằng Bờm”, “Súy Vân giả dại” có nhiều nghệ sĩ thể hiện, nhưng dấu ấn nghệ thuật và hình tượng biểu diễn của mỗi nghệ sĩ rất khác nhau. Dấu ấn của hình tượng nghệ thuật của nghệ sĩ có thể khắc sâu trong tâm trí người xem, người nghe và hình tượng nghệ thuật làm giàu thêm tính nghệ thuật của văn học, tồn tại bền vững trong tâm khảm của khán giả. Hình tượng Thị Mầu lên chùa thông qua nghệ thuật chèo:

NGHE HÁT CHÈO Ngày Xuân, xem buổi hát chèo Yến oanh náo nức yếm đào hội xuân. Thậm thình nhịp mõ trống quân Nhị rung “đào liễu” “lệch chênh” la son. Yếm đào là mong môi son Thị Mâu lệch váy nõn non búp xinh Lả lơi cửa Phật vô tình Cầm tay xoa ma sư xinh thêm chùa. Thị Kính nhỏ nhẹ gửi thưa Nghiêng mình tay chắp chát chua sự tình. Thị Mầu mắt liếc long lanh Mọng thân rạo rực nguồn tình thừa dư, Tình yêu ai tỉnh gi mơ Đắm say một phía ai vừa lòng ai? Tình là tình ái gái trai Màu thiền lỗi vạt áo dài thư sinh! Thị Mầu em đẹp em xinh Thương em cái tỉnh tình tinh mượt mà Mặc ai xào xạc lá đa

Riêng em em vẫn la đà phận riêng! Hình tượng của Thị Mầu được nghệ sĩ chèo thể hiện rất sống động.

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 46 Luật SHTT)

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

b) Căn cứ chuyển nhượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan cũng bao gồm các yếu tố của một hợp đồng dân sự: Căn cứ chuyển nhượng, giá cả chuyển nhượng, phương thức thanh toán.

Giá chuyển nhượng do các bên thỏa thuận hoặc dựa trên khung giá đối với loại hình nghệ thuật khi chuyển nhượng do pháp luật quy định. Nhưng trên thực tế, giá chuyển nhượng do các bên trong hợp đồng thỏa thuận.

Giá của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan, khách quan; phụ thuộc vào giá trị tác phẩm, tính thời sự, tính văn hóa, tư tưởng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật, tâm lý, trải nghiệm của khán giả… Vì vậy, giá của nghệ thuật nói chung và giá trị của tác phẩm nói riêng không thể định lượng như vật chất, mà tùy thuộc vào khả năng cảm nhận và đánh giá của các bên trong hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng do thỏa thuận về giá của hợp đồng, cách thức thể hiện tác phẩm, phạm vi tác phẩm được chuyển giao, sự tôn trọng nguyên vẹn nội dung tác phẩm, mức độ thêm bớt, cách điệu, sáng tạo thêm… và thỏa thuận về khoản tiền phạt đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Thỏa thuận về điều kiện đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự.

->>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền tác giả

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi