Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1823 Lượt xem

Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự

Trong các quy định về xác lập, thực hiện nghĩa vụ, BLDS đã tôn trọng quyền tự do cam kết, thỏa thuận của các chủ thể, nhưng yêu cầu việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái.

Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự là gì?

Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự là việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp thuật được khuyến khích.

Bình luận Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự

Khoản 1 Điều 7 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”. 

Pháp luật dân sự với tính chất là công cụ, phương tiện pháp lý điều tiết các quan hệ xã hội, nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính trị mà Hiến pháp năm 2013 khi thể chế hóa đường lối của Đảng đã ghi nhận. Quy định tại Điều 7 BLDS năm 2015 đã khẳng định và ghi nhận Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự.

Trong các quy định về xác lập, thực hiện nghĩa vụ, BLDS đã tôn trọng quyền tự do cam kết, thỏa thuận của các chủ thể, nhưng yêu cầu việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc.

Có thể xem đây là định hướng quan trọng của Nhà nước và là yêu cầu đối với các chủ thể khi xác lập, thực hiện quan hệ dân sự. Pháp luật dân sự cho phép các bên trong giao dịch có quyền “tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận (khoản 2 và Điều 3 BLDS năm 2015) khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự đối với nhau.

Trong trường hợp xác lập những quyền và nghĩa vụ dân sự, các chủ thể không có thỏa thuận hoặc không biết phương thức thỏa thuận thì các quy phạm pháp luật dân sự cụ thể sẽ hướng dẫn cách thức tiến hành, thực hiện.

Một số quy phạm pháp luật dân sự còn quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể cho từng loại quan hệ dân sự nhất định bắt buộc các bên trong quan hệ đó phải tuân theo. Đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ xem xét và áp dụng khi giải quyết tranh chấp; xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong giao dịch cụ thể đó nếu các bên không có thỏa thuận.

Thông qua những quy định về quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong pháp luật dân sự mà các chủ thể biết được những quyền của mình; giới hạn quyền đó đến đâu để chủ thể có thể tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ trong những trường hợp cần thiết.

Những quy định này còn giúp các chủ thể nhận thức được giới hạn các quyền dân sự của mình, để khi thực hiện không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (khoản 4 Điều 3 BLDS năm 2015).

Vì vậy, theo nguyên tắc chung, pháp luật dân sự chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khi có căn cứ pháp lý và có cơ sở khoa học. Điều đó có nghĩa là: không phải bất cứ quyền, lợi ích nào khi được chủ thể của quan hệ dân sự xác lập theo ý chí của mình cũng đều được luật dân sự công nhận và bảo vệ.

Khoản 2 Điều 7 quy định: “Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích”. 

Bản chất của quan hệ dân sự được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể. Các BLDS đã ghi nhận và coi đó là một trong những nguyên tắc của luật dân sự: không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội (khoản 2 và Điều 3 BLDS năm 2015).

Vì vậy, truyền thống tốt đẹp trong xã hội Việt Nam là tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau với tập quán tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”. Với truyền thống tốt đẹp này BLDS năm 2015 đã tiếp tục quy định: “Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích”.

Đạo đức, truyền thống tốt đẹp là nét văn hóa mang bản sắc của mỗi dân tộc được hình thành từ lâu đời, luôn được mọi người tự giác thực hiện và tôn trọng.

Đó chính là: tình tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau với tập quán tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”, “mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người” của dân tộc Việt Nam. Do đó, trong quá trình giải quyết các tranh chấp quan hệ dân sự, đạo đức truyền thống cùng các giá trị cao đẹp khác của dân tộc Việt Nam; thực hiện việc hòa giải được xem là nguyên tắc có tính nhân văn của truyền thống pháp luật dân sự Việt Nam luôn được pháp luật được khuyến khích.

Đây cũng là nguyên tắc của tố tụng dân sự được quy định tại Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016). Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Tòa án có trách nhiệm hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy, khi tham gia quan hệ dân sự các bên hoàn toàn bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận… nên khi có tranh chấp quan hệ dân sự, trước hết các bên phải tự hòa giải để giải quyết các tranh chấp. Khi các bên không tự giải quyết được với nhau mà có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì tòa án cũng phải tiến hành hòa giải.

Trước đây, pháp luật dân sự còn có quy định: nghiêm cấm các bên không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự. Mọi tranh chấp dân sự cũng như yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đều phải thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về nguyên tắc, chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được áp dụng biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Các chủ thể tham gia giao dịch dân sự không được phép “trực tiếp cưỡng chế” bên kia thực hiện nghĩa vụ dân sự khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ.

Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự là định hướng quan trọng của Nhà nước và là yêu cầu đối với các chủ thể khi xác lập, thực hiện nghĩa vụ trong BLDS năm 2015. Quy định này đã được ghi nhận trang trọng trong một điều luật và đã được sắp xếp lại cho hợp lý, bảo đảm tính khoa học cũng như kỹ thuật lập pháp của BLDS năm 2015.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi