Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chế độ kế toán là gì?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4747 Lượt xem

Chế độ kế toán là gì?

Chế độ kế toán là tổng hợp các quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lí nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lí nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.

Mỗi lĩnh vực khi hoạt động đều phải dựa trên nguyên tắc, quy định, chuẩn mực và trong hoạt động Kế toán cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Khi làm việc, người kế toán luôn phải đặc biệt hiểu rõ các luật định, chuẩn mực kế toán, và đặc biệt là các chế độ kế toán.

Vậy chế độ kế toán là gì? Chế độ kế toán trong Thông tư 133/2016/TT-BTC được áp dụng với những đối tượng nào? Khách hàng quan tâm đến nội dung này, vui lòng tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi.

Chế độ kế toán được hiểu như thế nào?

Chế độ kế toán là tổng hợp những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.

Một trong các nhiệm vụ quan trọng của kế toán là thực hiện việc thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán quy định tại Luật kế toán hiện hành.

Như vậy có thể thấy rằng doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp mình. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ áp dụng các chế độ kế toán khác nhau đó là: Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Chế độ kế toán áp dụng với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam.

Đối tượng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Khi đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi Chế độ kế toán là gì? Thì tiếp theo chúng tôi sẽ cùng đi tìm hiểu về nội dung liên quan đến đối tượng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 của Bộ tài chính.

Trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp luôn nghĩ là việc áp dụng chế độ kế toán như thế nào cũng được, song thực tế không phải vậy. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, với mỗi ngành nghề đặc thù thì pháp luật sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với chế độ kế toán.

Ví dụ với Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ thì phải áp dụng theo văn bản pháp luật tại Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp thì áp dụng văn bản pháp luật tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Tương tự như vậy thì đối tượng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 sẽ bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Song sẽ ngoại trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

Ngoài ra thì Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù cũng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư này.

Lưu ý: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứ vào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán 111, 112, 121, 128, 131, 133, 136, 138, 141, 151, 152,… để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.

Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng theo quy định của Thông tư 133 thì được áp dụng Thông tư này cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.

Doanh nghiệp chọn sai chế độ kế toán thì bị xử lý như thế nào?

Hiện nay theo quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2018 có nêu rõ: Xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán trong trường hợp Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng sẽ bị Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Lưu ý: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật hoàng Phi về việc giải đáp liên quan đến Chế độ kế toán là gì? Cùng một số vấn đề liên quan. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có điều gì chưa hiểu rõ cần được hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính thuế môn...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý công ty phát hành cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể việc chậm nộp tờ khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn sẽ bị xử phạt theo quy...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi