Chế độ thai sản cho nam mới nhất năm 2024 như thế nào?
Chế độ thai sản không chỉ dành cho lao động nữ mà còn cả cho người lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội khi có vợ sinh con. Nói đến chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội hầu hết mọi người chỉ biết đến chế độ dành cho nữ và không […]
Chế độ thai sản không chỉ dành cho lao động nữ mà còn cả cho người lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội khi có vợ sinh con.
Nói đến chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội hầu hết mọi người chỉ biết đến chế độ dành cho nữ và không biết đến chế độ dành cho lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội khi có vợ sinh con. Mặc dù các chế độ thai sản cho nam không được nhiều như của lao động nữ nhưng đây cũng là quyền lợi mà người lao động được hưởng và cần phải biết.
Trong nội dung bài viết, chúng tôi sẽ nêu và làm rõ chế độ thai sản dành cho lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
>> Tham khảo: Bảo hiểm xã hội là gì? Các vấn đề liên quan bảo hiểm xã hội
1. Chế độ thai sản cho nam là gì?
Chế độ thai sản dành cho nam là chế độ của bảo hiểm xã hội có vợ sinh con, nhận nuôi con nuôi và đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm là trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh phải có đóng tối thiểu là 06 tháng bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, chế độ thai sản nói chung và chế độ thai sản cho nam được quy định, hướng dẫn, điều chỉnh ở các văn bản:
Thứ nhất, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ 01/01/2016.
Thứ hai, Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và một số chế độ có hiệu lực từ 01/01/2016.
Thứ ba, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và hướng dẫn Nghị định 115 có hiệu lực từ 15/02/2016.
Quyền lợi về chế độ thai sản dành cho nam có điều kiện cơ bản về thời gian đóng bảo hiểm xã hội là điều kiện chung, tuy nhiên về mức hưởng sẽ có nhiều sự khác biệt so với nữ; và cụ thể sẽ được lý giải ở các nội dung tiếp theo.
>> Tham khảo: Theo quy định thủ tục hưởng chế độ thai sản như thế nào?
2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho nam?
Người lao động nam thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, đối với mỗi trường hợp cụ thể sau đây thì chế độ hưởng thai sản của nam cũng có sự khác nhau:
Trường hợp 1: Cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì theo Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội thì lao động nam sẽ được:
+ Nghỉ 05 ngày làm việc khi vợ sinh thường, sinh 01 con.
+ Nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.
+ Sinh 02 con sẽ nghỉ 10 ngày và từ con thứ 3 thì cứ mỗi con sẽ nghỉ thêm 03 ngày.
+ Người vợ sinh đôi trở lên phải phẫu thuật sẽ được nghỉ 14 ngày.
Trường hợp 2: Chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ tham gia những người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì ngoài được nghỉ chế độ thai sản người cha còn được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con, nhờ mang thai hộ.
3. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho nam
Cũng như đối với lao động nữ hưởng chế độ thai sản, lao động nam cũng phải cung cấp một số tài liệu cho người sử dụng lao động để phía đơn vị sẽ hoàn thiện hồ sơ yêu cầu hưởng chế độ thai sản. Tài liệu bao gồm:
– Bản sao có chứng thực giấy chứng sinh, giấy chứng sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
– Trường hợp lao động nam có vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi thì cần phải có thêm giấy tờ của cơ sở y tế có thẩm quyền.
– Đối với trường hợp con sinh ra mà bị chết khi chưa được cấp giấy chứng sinh thì phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người vợ có thể hiện việc con chết.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho nam giới sẽ được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Người lao động nộp đầy đủ tài liệu cho người sử dụng lao động;
Bước 2: Người sử dụng lao động nhận hồ sơ, lập danh sách hưởng theo mẫu và gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đang đóng bảo hiểm xã hội;
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thai sản;
Bước 4: Nhận kết quả hưởng chế độ thai sản từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Nếu trong trường hợp từ chối giải quyết chế độ thai sản chon am thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
>> Tham khảo: Bảo hiểm thai sản và các vấn đề liên quan
4. Cách tính chế độ thai sản cho nam?
Như đã nêu ở trên về điều kiện hưởng thai sản cho người lao động nam thì khi vợ sinh con lao động nam sẽ được nghỉ hoặc cả được nghỉ và được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại thời điểm sinh hoặc nhận con.
Đối với tính tiền khi người lao động nghỉ khi vợ sinh sẽ được tính dựa theo mức lương bình quân 06 tháng liền kề với công thức như sau:
Mức lương bình quân/ 24 ngày công x số ngày được nghỉ.
Ví dụ: Anh C có tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh thường, sinh 01 con vào tháng 01/2024, tính đến thời điểm vợ sinh con thì anh đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản và có mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 6.000.000 đồng.
Đối với trường hợp vợ anh C có tham gia bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì anh C sẽ được nghỉ 05 ngày làm việc khi vợ sinh.
Đối với trường hợp vợ anh C không tham gia bảo hiểm xã hội thì ngoài được nghỉ 05 ngày làm việc anh C còn được hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ sinh bằng 02 lần mức lương cơ sở, tại thời điểm tháng 01/2024 sẽ là: 1.800.000 x 2= 3.600.000 đồng.
Số tiền khi anh C được nghỉ 05 ngày làm việc sẽ được hưởng:
6.000.000 : 24 x 5 = 1.250.000 đồng.
>> Tham khảo: Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân
Việc tham gia bảo hiểm xã hội nhằm ổn định cuộc sống của người lao động, trợ giúp họ khi gặp khó khăn, đặc biệt là chế độ hưu trí sẽ giúp cho người lao động hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao...
Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản?
Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản như những lao động...
Người lao động đủ 55 tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Năm 2016, công ty của tôi ký hợp đồng lao động 3 năm với một nhân viên. Nhưng 2017, nhân viên này đủ 55 tuổi để hưởng lương hưu mà mới đóng bảo hiểm được 2 năm. Vậy công ty tôi không phải đóng bảo hiểm cho nhân viên đó nữa có đúng...
Giấy chuyển viện có thời hạn bao lâu?
Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh...
Làm gì khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu?
Chế độ hưu trí là một chế độ được các đối tượng khi tham bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện đều quan tâm đến, đặc biệt là về điều kiện và mức hưởng. Nắm được ý nghĩa của việc đóng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp...
Xem thêm