Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con như thế nào
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1235 Lượt xem

Chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con như thế nào

Vợ tôi sắp sinh con, tôi không biết mình được hưởng những chế độ thai sản gì và hồ sơ hưởng như thế nào

 

Câu hỏi:

Tôi là nhân viên kinh doanh của công ty Du lịch và Dịch vụ Thăng Long, tôi ký kết hợp đồng lao động với công ty trong thời hạn 05 năm từ tháng 11/2012 đến tháng 11/2017. Hiện tại vợ tôi đang mang thai và dự sinh vào ngày 15/06/2017. Tôi rất muốn biết rằng tôi có được hưởng chế độ thai sản khi vợ tôi sinh con không, nếu có thì tôi được hưởng những chế độ gì và tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì để được hưởng chế độ thai sản khi vợ tôi sinh con (vợ tôi cũng tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty của cô ấy làm việc). Mong Luật Hoàng Phi tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, Công ty Luật Hoàng Phi xin được trả lời vấn đề của chị như sau:

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về những đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con như thế nào

Chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con như thế nào?

Khoản 1 Điều 31 quy định có 06 nhóm đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội gồm: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Trong 06 nhóm đối tượng này, khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản của các đối tượng tại điểm b, c, d của khoản 1 Điều này muốn hưởng chế độ thai sản phải có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Nếu anh muốn hưởng chế độ thai sản khi vợ anh sinh con thì anh phải tham gia bảo hiểm xã hội phải có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ anh sinh con. Khi thời điểm vợ sinh con anh phải đang còn làm việc và tham gia bảo hiểm xã hội, lao động nam có vợ sinh con mà đã nghỉ việc trước hoặc trong thời điểm vợ sinh con thì không được hưởng chế độ thai sản của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trường hợp anh đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con anh được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”

 Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định nêu trên được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ anh sinh con. Như vậy, anh đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 05 đến 14 ngày làm việc tùy vào hoàn cảnh.

Về mức hưởng chế độ thai sản, Luật Bảo hiểm xã hội cũng đã quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.”

Theo đó, mức hưởng chế độ thai sản của anh sẽ là: Mức hưởng = Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản : 24 ngày x số ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản.

Ví dụ: Lương bình quân đóng bảo hiểm 6 tháng trước khi vợ sinh là: 6.000.000. Anh được nghỉ 5 ngày vì vợ sinh thường, Số tiền anh được hưởng là: 6.000.000/ 24 x 5 = 1.250.000 đồng.

Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản đối với lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau;

“4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.”

 Như vậy, trong trường hợp vợ anh sinh con anh muốn hưởng chế độ thai sản thì chỉ cần là bản sao Giấy khai sinh của con, giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật, danh sách theo mẫu C70a-HD do đơn vị lập.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất áp dụng thời hiệu theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 là thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Sau 90 ngày khi thành lập công ty mà không góp đủ vốn phải làm sao?

Sau 90 ngày khi thành lập công ty mà không góp đủ vốn phải làm sao? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây cua chúng...

Khai khống vốn điều lệ có bị xử phạt không?

Khai khống vốn điều lệ sẽ bị xử phạt tùy vào giá trị vốn điều lệ kê khai khống sẽ có mức phạt tiền tương ứng theo quy định tại Điều 47 Nghị định...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi