Trang chủ Biểu Mẫu Cách viết bản kiểm điểm học sinh mới nhất
  • Thứ hai, 24/04/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 7400 Lượt xem

Cách viết bản kiểm điểm học sinh mới nhất

Bản kiểm điểm là hình thức mà các giáo viên sử dụng để học sinh có thể thẳng thắn nhìn nhận những ưu điểm, khuyết điểm của mình để từ đó có phương hướng hạn chế, khắc phục.

Trong cuộc đời học sinh của mỗi chúng ta đều đã từng viết bản kiểm điểm dù là nhiều hay ít. Bản kiểm điểm không chỉ sử dụng khi chúng ta mắc lỗi mà còn được sử dụng để chúng ta nhìn nhận lại một năm học, một kỳ học đã qua chúng ta đã đạt được gì, có những vi phạm gì. Và ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý vị cách viết bản kiểm điểm học sinh.

Bản kiểm điểm học sinh là gì?

Bản kiểm điểm học sinh là văn bản do học sinh tự viết, không theo khuôn mẫu nào để tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một năm học, một kỳ học đã làm được gì, vi phạm những gì để có phương hướng phát triển cho kỳ học sau.

Như định nghĩa nêu trên có thể thấy, bản kiểm điểm học sinh có 02 loại: một là bản kiểm điểm nhìn nhận lại hành vi vi phạm nội quy nhà trường của học sinh, hai là bản tự kiểm điểm vào cuối kỳ học, cuối năm học.

Để hình dung rõ hơn về bản kiểm điểm cho học sinh, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về bố cục khi viết từng loại bản kiểm điểm.

– Bố cục bản kiểm điểm khi có hành vi vi phạm của học sinh:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…)

+ Tên văn bản (bản kiểm điểm cá nhân)

+ Kính gửi: ban giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm.

+ Họ và tên học sinh viết kiểm điểm, học sinh của lớp nào?

+ Nội dung kiểm điểm: hành vi vi phạm, nguyên nhân

+ Xác định lỗi sai và cam kết nếu tái phạm lỗi.

+ Địa điểm, thời gian làm kiểm điểm.

+ Chữ ký học sinh và chữ ký phụ huynh học sinh.

– Bố cục bản tự kiểm điểm của học sinh vào cuối học kỳ, năm học:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên văn bản (Bản tự kiểm điểm học kỳ…, năm học…/ Năm học….

+ Kính gửi: giáo viên chủ nhiệm

+ Trong học kỳ…. năm học………… hoặc trong năm học………… em có những ưu điểm, khuyết điểm như sau:

Ưu điểm: Trong học tập, trong các hoạt động phong trào và các hoạt động khác.

Khuyết điểm (các vi phạm, điểm yếu của bản thân)

+ Tự xếp loại hạnh kiểm

+ Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm

+ Chữ ký học sinh và chữ ký phụ huynh.

Hướng dẫn cụ thể cách viết bản kiểm điểm học sinh

Nhiều bạn học sinh hay phụ huynh học sinh vẫn nhầm tưởng rằng, bản kiểm điểm chỉ dành cho những học sinh ý thức kém hoặc khi học sinh vi phạm lỗi thì phải viết bản kiểm điểm. Tuy nhiên trên thực tế, để giúp giáo viên nắm được tình hình lớp, góp phần đánh giá hạnh kiểm của học sinh cũng như giúp học sinh tự nhìn nhận bản thân mình, tự nhìn ra lỗi sai hay khuyết điểm của bản thân để tự khắc phục thì những bản kiểm điểm vào cuối mỗi kỳ học, mỗi một năm học đang được rất nhiều giáo viên áp dụng.

Ở nội dung cách viết bản kiểm điểm học sinh, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị 02 hình thức bản kiểm điểm áp dụng cho 02 trường hợp khác nhau là khi vi phạm lỗi và kiểm điểm cuối học kỳ, cuối năm học

Bản kiểm điểm học sinh khi có hành vi vi phạm nội quy trường, lớp:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi ban giám hiệu trường: …………………………

Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: ……………

Tên em là …………………Là học sinh lớp …………………

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung sự việc:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Em tự nhận thấy lỗi của mình là: …………………………………………………………………………………gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.

Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!

…………, ngày … tháng … năm

Chữ ký học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chữ ký phụ huynh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Bản kiểm điểm học sinh trong kỳ học hoặc một năm học:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

BẢN TỰ KIỂM CÁ NHÂN
Học kì ……. (năm học 20…… – 20……)

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp ………………………………………………………………..

Em tên là:………………………………………………………………………………………………………

Học sinh lớp ………………………………..Trường …………………………………………………….

Trong học kì …… (năm học 20…… – 20…..) vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau

– Về ưu điểm:

Hoạt động phong trào:

…………………………. …………………………………………………………………

…………………………………………………………. ………………………………………………………..

Học tập: ……………………………………………………………………………………………………………………………

Vấn đề khác:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Khuyết điểm: Trong học kì …… vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau:

Lỗi vi phạmSố lần
Vắng có phép, xin về
Vắng không phép
Không chuẩn bị bài
Không làm bài tập
Không học bài
Bị điểm kém (<5)
Không phù hiệu
Không đồng phục
Bị quản sinh phê bình
Mất TT
Bị phê bình ghi SĐB
Đánh nhau
Vô lễ với GV

Vi phạm khác:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

* Tự xếp loại hạnh kiểm:………………………………………………………………………………

* Ý kiến cá nhân:…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

Trên đây là bản tự kiểm cá nhân của em. Rất mong GVCN xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em.

Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn. Em xin cảm ơn!

…………………, ngày …… tháng …… năm 20……

        Học sinh

(Ký và ghi rõ họ tên)

Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên

Bên cạnh việc Khách hàng quan tâm về cách viết bản kiểm điểm giành cho học sinh thì nhiều Khách hàng lại quan tâm về cách viết bản kiểm điểm của Đảng viên. Vì vậy trong nội dung cuối bài viết chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này với hi vọng Khách hàng sẽ có được những thông tin hữu ích trong quá trình hiện viết kiểm điểm.

Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Mục tiêu suốt đời của họ là phấn đấu xây dựng Việt Nam độc lập, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người… Do vậy, hằng năm Đảng viên luôn phải thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình, phê bình, đánh giá, xếp loại chất lượng để từng cá nhân tự soi, tự sửa lại mình. Qua đó, khắc phục khuyết điểm, phát huy điểm mạnh.

Đồng thời, trong quá trình kiểm điểm ban thân, Đảng viên dần từng bước khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, xóa bỏ biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức… nhằm tự hoàn thiện bản thân, góp phần nâng cao năng lực của Đảng viên.

Đối với mỗi Đảng viên, việc kiểm điểm được thực hiện với các nội dung sau:

– Về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong, lề lối làm việc;

– Về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ với các chức vụ công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể; kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao bằng các sản phẩm cụ thể;

– Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm;

– Kết quả khắc phục hạn chế, khuyết điểm đã được kết luận, chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước…

Riêng Đảng viên là công chức, viên chức và người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, khi kiểm điểm còn phải làm rõ chất lượng, hiệu quả công việc được giao, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân…

Khung tiêu chí đánh giá, xếp loại Đảng viên được nêu cụ thể tại Hướng dẫn 21 gồm:

– Tiêu chí về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị: Công tác chính trị, tư tưởng; công tác tổ chức, cán bộ và xây dựng Đảng bộ, chi bộ; lãnh đạo chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội; giám sát, kiểm tra, kỷ luật Đảng…

– Tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm: Tiêu chí này phải được nêu rõ cụ thể theo từng chỉ tiêu, nhiệm vụ nhất định của Đảng viên;

– Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra:Ngoài những tiêu chí trên, sau khi được chỉ ra hạn chế, yếu kém thì Đảng viên còn phải đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được trong việc khắc phục hạn chế, yếu kém của mình…

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên được thực hiện thông qua 04 mức chất lượng sau đây: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt, việc quyết định mức xếp loại nào do Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở thực hiện, xem xét và quyết định. Đồng thời, mỗi Đảng viên cũng phải tự đánh giá, xếp loại chất lượng.

Để được đánh giá, xếp loại, Đảng viên sẽ được thực hiện thông qua 02 bước:

Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Căn cứ các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức chất lượng, Đảng viên tự phân tích và xem xét, tự nhận mức chất lượng phù hợp.

Sau đó Đảng viên báo cáo trước chi bộ trong cuộc họp kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên cuối năm.

Bước 2: Quyết định việc xếp loại

– Chi ủy tổng hợp mức tự xếp loại Đảng viên, ý kiến nhận xét, sau đó đề xuất mức xếp loại cho từng Đảng viên.

– Chi bộ tiến hành thảo luận các mức do chi ủy đề xuất trước khi tiến hành bỏ phiếu.

– Chi ủy tổ chức cho các Đảng viên bỏ phiếu đề xuất mức xếp loại với từng Đảng viên. Sau đó, tổng hợp kết quả, đề xuất mức xếp loại chất lượng để báo cáo Đảng ủy cơ sở.

– Đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định xếp loại chất lượng Đảng viên.

Trên đây là nội dung bài cách viết bản kiểm điểm học sinh của chúng tôi, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đón đọc bài viết của LuatHoangPhi.Vn

Đánh giá bài viết:
4/5 - (405 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi