Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Cách tính lương ngày lễ theo luật mới 2025
  • Thứ sáu, 27/12/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 9330 Lượt xem

Cách tính lương ngày lễ theo luật mới 2025

Vào những ngày lễ, tết, người lao động có quyền nghỉ. Trường hợp người lao động làm việc vào những ngày này được xác định là làm thêm bởi theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật lao động, thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Theo Bộ luật lao động, có nhiều ngày lễ, tế mà người lao động được nghỉ. Vậy cách tính lương ngày lễ theo luật mới 2025 như thế nào? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc.

Những ngày nghỉ lễ của người lao động

Điều 112 Bộ luật lao động quy định về nghỉ lễ, tết của người lao động gồm:

– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

– Tết Âm lịch: 05 ngày;

– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch, Quốc khánh.

Cách tính lương ngày lễ theo luật mới 2025 được xác định trong trường hợp nghỉ vào ngày lễ, tết và đi làm vào ngày lễ, tế khác nhau. Mời Quý vị tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết:

Tiền lương ngày lễ theo Bộ luật lao động mới nhất

Khoản 1 Điều 112 Bộ luật lao động:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, người lao động được nghỉ những ngày lễ, tết trên đây được hưởng nguyên lương.

Tiền lương làm thêm ngày lễ theo Bộ luật lao động mới nhất

Vào những ngày lễ, tết chúng tôi đã trích dẫn trên đây, người lao động có quyền nghỉ. Trường hợp người lao động làm việc vào những ngày này được xác định là làm thêm bởi  theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật lao động, thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

– Phải được sự đồng ý của người lao động;

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật lao động.

Về tiền lương làm thêm ngày nghỉ lễ:

Theo Điều 98 Bộ luật lao động thì:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, người lao động làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương làm thêm ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Theo các điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về Điều kiện lao động và Quan hệ lao động thì có các công thức sau đây:

1/ Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ=Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 300%xSố giờ  làm thêm

Trong đó:

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);

2/ Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ=Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 300%xSố sản phẩm làm thêm

Ngoài ra, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày nghỉ lễ, tế, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Công ty cho nghỉ Tết sớm có tính lương không?

Căn cứ Quy định tại Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

b) Tết Âm lịch 05 ngày;

…”.

Như vậy theo quy định trên, tết âm lịch người lao động sẽ được nghỉ 05 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương, trường hợp công ty cho nghỉ nhiều hơn số ngày luật quy định thì cần thỏa thuận với người lao động về ngày nghỉ thêm này sẽ tính vào ngày nghỉ phép hay nghỉ không hưởng lương.

Trường hợp công ty cho người lao động nghỉ dài hơn so với ngày nghỉ tết theo luật quy định mà không có sự thỏa thuận nào với người lao động thì có thể xác định đây là trường hợp ngừng việc. Khi đó, công ty có trách nhiệm trả lương ngừng việc theo quy định:

“Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”

Như vậy, trường hợp công ty cho người lao động nghỉ thêm ngày tết nhưng không thỏa thuận với người lao động thì công ty sẽ phải trả đủ lương cho người lao động theo quy định tại Bộ luật lao động.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tính lương ngày lễ theo luật mới 2025. Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, phản hồi của Quý độc giả về nội dung của bài viết.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Các trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Điều 37 thuộc loại quy phạm bắt buộc, theo đó người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động cho dù thuộc vào một trong các trường hợp họ có quyền đơn phương chấm dứt được pháp luật ghi nhận tại Điều 36....

Lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có bị xử lí kỉ luật không?

Tôi đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng. Tôi vi phạm nội quy công ty đó là đi làm muộn 05 lần. Giám đốc công ty đã ra quyết định xử lí kỉ luật tôi. Hỏi như vậy có trái với quy định của pháp luật...

Quy định độ tuổi lao động mới nhất 2025

Đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động thì độ tuổi lao động là một trong những yếu tố hàng đầu được quan tâm. Vậy những trường hợp nào người sử dụng lao động được phép thuê lao động dưới tuổi vị thành niên hay độ tuổi lao động hiện nay được quy định như thế nào? Đây là những vấn đề mà nhiều người quan...

Không đi xuất khẩu nữa có đòi lại được tiền không?

Tôi đăng kí đi xuất khẩu lao động, nhưng đã vượt quá thời hạn cam kết mà tôi vẫn chưa được đi. Luật sư cho tôi hỏi, tôi đã chờ rất lâu rồi, giờ tôi không muốn đi nữa thì có mất chi phí gì không và công ty có hoàn trả lại các chi phí cho tôi...

Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm như thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp công ty tôi sáp nhập, tôi bị mất việc làm thì tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là như thế...

Xem thêm