Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3586 Lượt xem

Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?

Tình cảm gia đình không chỉ có bố mẹ, con cái mà còn là tình yêu thương ông bà, con cháu, anh chị em, những người ruột thịt. Từ khi sinh ra và lớn lên mỗi chúng ta đều được dạy dỗ những đạo lý làm người, trong đó có tình yêu gia đình, kinh trọng ông bà, bố mẹ.

Mỗi người chúng ta khi sinh ra điều được gia đình và nhà trường giáo dục những điều hay lẽ phải, trong đó có thái độ yêu thương và kính trọng ông bà cha mẹ. Tuy nhiên trong cuộc sống chúng ta cũng từng bắt gặp nhiều người có hành vi đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà. Vậy Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?

Câu hỏi:

Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?

A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ

B. Quyền và nghĩa vụ của con cháu

C. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình

D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em

Đáp án đúng là đáp án B. Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm Quyền và nghĩa vụ của con cháu.

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng

Tình cảm gia đình không chỉ có bố mẹ, con cái mà còn là tình yêu thương ông bà, con cháu, anh chị em, những người ruột thịt. Từ khi sinh ra và lớn lên mỗi chúng ta đều được dạy dỗ những đạo lý làm người, trong đó có tình yêu gia đình, kinh trọng ông bà, bố mẹ.

Cùng với đó, pháp luật cũng quy định cụ thể về nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, bố mẹ, cụ thể như sau:

+ Khoản 2 Điều 70 luật hôn nhân gia đình quy định con có cái bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

+ Khoản 2 điều 104 Luật hôn nhân và gia đình quy định cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Từ những quy định trên có thể thấy con cháu có nghĩa vụ yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, chăm sóc ông bà, cha mẹ của mình. Do đó nếu con cháu có hành vi đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà là vi phạm Quyền và nghĩa vụ của con cháu.

Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại

Các phương án còn lại chưa đúng vì các lý do cụ thể như sau:

+ Phương án A: Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là đáp án sai. Bởi vì cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội…Nếu cha mẹ không thực hiện những nghĩa vụ của mình thì mới vi phạm nghĩa vụ của cha mẹ.

+ Phương án C: Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình là đáp án chưa chính xác. Bởi vì các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ yêu thương, kính trọng và xây dựng gia đình của mình… nếu hành vi Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà là hành vi vi phạm nghĩa vụ của con cháu mà không phải là hành vi vi phạm nghĩa vụ của tất cả các thành viên khác.

+ Phương án D: Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm Quyền và nghĩa vụ của trẻ em là đáp án chưa chính xác. Bởi vì trẻ em là người dưới 16 tuổi, do đó những người thực hiện hành vi Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà mà đã trên 16 tuổi thì đáp án này là chưa đủ.

Như vậy, đáp án đúng và đầy đủ nhất là đáp án B. Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm Quyền và nghĩa vụ của con cháu.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi