Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Các chế độ của giáo viên nghỉ hưu khi tinh giản biên chế?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3362 Lượt xem

Các chế độ của giáo viên nghỉ hưu khi tinh giản biên chế?

Xin chào luật sư tôi có câu hỏi muốn hỏi luật sư như sau: tôi thuộc trường hợp tinh giảm biên chế và 53 tuổi. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi được hưởng các chế độ gì và được hưởng lương hưu như thế nào?

Câu hỏi:

Tôi năm nay 53 tuổi đang là giáo viên của trường THPT ở Đồng Nai, tham gia bảo hiểm năm năm 1995 và đến nay có 22 năm đóng bảo hiểm. Hiện nay đang có chính sách tinh giản biên chế. Và tôi thuộc diện tinh giảm biên chế này. Vậy luật sư cho tôi hỏi khi tinh giảm biên chế như vậy thì tôi được hưởng các chế độ gì và mức hưởng lương hưu như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi này Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Chế độ tinh giản biên chế

“Tinh giản biên chế” được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.

Khi tinh giảm biên chế thì căn cứ vào Điều 10 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về chính sách thôi việc như sau:

Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi”.

Các chế độ của giáo viên nghỉ hưu khi tinh giản biên chế?

Các chế độ của giáo viên nghỉ hưu khi tinh giản biên chế?

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì năm nay bạn 53 tuổi và có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội và thuộc đối tượng tinh giảm biên chế cho nên bạn sẽ được hưởng các chế độ sau:

– Khi nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu;

– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương. Do đó, mức trợ cấp bạn được hưởng như sau: 5 tháng + (2 x 1/2) = 6 tháng tiền lương

Chế độ lương hưu

Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tỷ lệ hưởng lương hưu như sau:

“Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%”.

Theo đó, bạn có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội thì mức hưởng lương hưu như sau:

+ 15 năm đầu tương ứng với 45% Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

+ 7 năm tiếp theo X 2% = 14%

Tổng hai mức trên tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn là: 14% + 45% = 59% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp của bạn không bị nghỉ hưu trước tuổi.

Bạn tham gia bảo hiểm vào năm 1995 cho nên mức bình quân tiền lương của năm năm cuối trước khi bạn nghỉ việc.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi