Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bùng nợ app vay tiền có sao không?
  • Thứ năm, 16/11/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5449 Lượt xem

Bùng nợ app vay tiền có sao không?

Bùng nợ app vay tiền có sao không? Để giúp Quý độc giả giải đáp thắc mắc, chúng tôi thực hiện bài viết này. Mời Quý vị theo dõi

Hình thức vay tiền qua app có lẽ đã phổ biến trong thời gian gần đây. Sở dĩ như vậy bởi sự tiện lợi của nó. Thủ tục thì đơn giản nhưng nhận tiền thì nhanh. Các app vay tiền thường sử dụng hình dụng vay tín chấp, tức cần thông tin cá nhân là có thể vay. Hơn thế nữa, có thể vay dù bạn là ai, đang ở đâu. Tuy nhiên, không có tài sản đảm bảo hoặc không cùng địa phương thì dễ xảy ra trường hợp bùng nợ. Vì vậy, cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu Bùng nợ app vay tiền có sao không?.

YÊU CẦU TƯ VẤN NHANH

Những rủi ro khi vay tiền qua app không chính thống

Thứ nhất: Dễ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Để hoàn tất thủ tục vay nhanh chóng, các App vay yêu cầu khách hàng chuyển trước một khoản tiền để thanh toán phí hồ sơ hoặc bảo hiểm khoản vay, nhưng sau khi đóng phí, các đối tượng lập ra các App này sẽ chiếm đoạt luôn số tiền này và thực tế thì khách hàng không được giải ngân. Hoặc các đối tượng lừa đảo đưa ra các lời mời gọi hấp dẫn, quảng cáo các chương trình vay hấp dẫn để thu hút khách hàng. Sau khi cung cấp các thông tin và hoàn thành đăng ký khoản vay, khách hàng không nhận được bất kì khoản tiền nào nhưng trên hệ thống lại xác nhận việc đăng ký vay. Khi đến hạn, các đối tượng sẽ thực hiện nhắc nợ, nếu khách hàng không trả được thì sẽ bị các đối tượng đe dọa, hoặc gọi điện cho người thân thậm chí đến tận nhà để yêu cầu trả nợ. 

Thứ hai: Phải chịu mức lãi suất “cắt cổ”: Nhiều App cho vay thực tế là các đối tượng cho vay “tín dụng đen”. Mặc dù được nhận được khoản tiền đã vay, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nếu không trả được ngay khoản gốc thì sau đó số tiền nợ sẽ được nhân lên hàng nghìn lần. Con số tiền vay lúc đầu không chỉ là chục triệu, mà đã vài trăm triệu hoặc thậm chí lên đến vài tỷ đồng. 
Chính vì vậy, người dân cần nâng cao cảnh giác cân nhắc kỹ trước khi vay tiền qua App online để tránh những rủi ro phát sinh như lãi suất cao, vay nhầm tín dụng đen.

Khái niệm bùng nợ app vay tiền

Bùng nợ chỉ là ngôn ngữ thường ngày được sử dụng ở một số nơi. Bản chất của từ bùng nợ ý chỉ việc vay tiền nhưng không dự định trả lại khoản tiền đó. Vậy bùng nợ app vay tiền là hành động vay tiền qua các app vay tiền online nhưng không ý định trả nợ.  

Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì?

+ Không bắt máy khi số lạ gọi đến, chặn cuộc gọi, chặn tin nhắn.

+ Không làm theo những yêu cầu bên đòi nợ đưa ra.

+ Tìm hiểu và nắm rõ các quy định pháp luật về việc cho vay và hình phạt đối với hành vi cho vay lừa đảo này.

+ Cần phải giải thích rõ ràng và họ phải đưa ra bằng chứng xác thực việc thông tin giấy tờ vay.

Trong quá trình bên đòi nợ gọi có thể bật ghi âm cuộc gọi hoặc lưu lại tin nhắn để làm bằng chứng nếu sau này có cần cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.

+ Tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền khi bị đe dọa, khủng bố

+ Khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan Công an qua đường dây nóng hoặc tới trực tiếp các cơ quan để được tư vấn và lấy lời khai để vụ việc được giải quyết.

Theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 các đối tượng, tổ chức đứng sau các app cho vay tiền dính tới việc cho vay với lãi suất cao, khủng bố người vay thì có thể bị xử lý với tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.

“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Các lý do mà khách hàng của luật Hoàng Phi phải bùng nợ app vay tiền

Việc bùng nợ có thể đến từ các yếu tố khác nhau, khách quan có, chủ quan có. Cùng Luật Hoàng Phi điểm qua một số lý do bùng nợ app vay tiền được biết đến nhiều nhất:

+ Không có khả năng hoàn trả số tiền đã vay trong thời gian quy định. Việc này dẫn đến hậu quả người đi vay bị phạt tiền do quá thời hạn chi trả. Có những app phạt đến 150%. Mức phạt quá cao dẫn đến người đi vay không có khả năng xoay sở. Và cách duy nhất có thể làm chính là bùng nợ.

+ Nhiều người hiện nay không chỉ vay tiền thông qua một app. Việc đến hạn thanh toán của nhiều app cùng một lúc khiến cho người vay không kịp xoay sở. Dần dà, họ ngày một nợ nhiều hơn và mất khả năng chi trả.

+ Một số app vay tiền hiện nay là do các tổ chức giả dạng thành các công ty tài chính thực hiện. Chính vì vậy, không đảm bảo lãi suất cho vay của các app đều giống nhau. Khách hàng của Luật Hoàng Phi khi gặp phải những app có lãi suất cao, không đủ điều kiện để hoàn trả.

+ Khi thực hiện việc giao kết hợp đồng tín dụng, bên vay thường không đọc kĩ các điều khoản trong hợp đồng. Nắm được tâm lý, bên cho vay đã lồng ghép các chi phí khác nhau: phí bảo hiểm, phí tư vấn,… Mãi sau này khi phát hiện ra các khoản phí này thì lại quá cao và không muốn chi trả chúng.

+ Một lý do cũng phổ biến không kém. Khi tiến hành giao kết hợp đồng, bên vay nghĩ rằng bản thân có khả năng chi trả. Tuy nhiên qua một thời gian, vì một lý do gì đó mà không còn khả năng. Nên bên vay quyết định bùng nợ các app vay tiền vì không còn đủ khả năng chi trả.

Luật Hoàng Phi giải đáp thắc mắc “Bùng nợ app vay tiền có sao không?”

Việc bùng nợ qua app vay tiền dường như rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người lại không ý thức được hậu quả của hành động này. Vì vậy, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời cho khách hàng câu hỏi Bùng nợ app vay tiền có sao không?:

+ Khi bùng nợ app vay tiền việc bị gọi điện làm phiền là điều không thể tránh khỏi. Ngay trên hợp đồng tín dụng có thông tin liên lạc với bạn. Nội dung của các cuộc gọi đương nhiên chính là yêu cầu trả các khoản tiền đã vay. Các cuộc gọi này được tiến hành liên tục đến khi nào người vay hoàn trả hết.

+ Bên cạnh các cuộc gọi, spam tin nhắn cũng xem là phổ biến. Bởi lẽ, người vay sẽ không nghe các cuộc gọi có nội dung như vậy. Nên hầu như việc spam tin nhắn sẽ có hiệu quả hơn, ít tốn thời gian hơn.

+ Giải đáp thắc mắc Bùng nợ app vay tiền có sao không? thì chính là ảnh hưởng gia đình, bạn bè. Đối với nhiều app vay tiền thì việc đầu tiên chính là cung cấp thông tin người thân, bạn bè. Nếu việc yêu cầu trả tiền không hiệu quả thì các app vay tiền sẽ trực tiếp liên lạc với người thân, bạn bè của bạn.

+ Khi bùng nợ app vay tiền của các tổ chức có đăng ký kinh doanh thì nợ xấu là hậu quả đầu tiên. Chắc hẳn nợ xấu không còn lạ thuật ngữ xa lạ. Nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay tiền sau này của người đi vay.

+ Khi bùng nợ app vay tiền còn dẫn đến hậu quả phải chịu xử phạt theo pháp luật hành chính hoặc hình sự.

Để nhận được tư vấn từ Luật sư, Quý khách click vào Ảnh bên dưới

YÊU CẦU TƯ VẤN NHANH

Pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp bùng nợ app vay tiền?

+ Theo quy định của pháp luật, khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, vay ngân hàng… sẽ lưu lại thông tin. Hệ thống lưu thông tin khách hàng gọi là CIC. Và khi khách hàng không trả nợ thì thông tin cũng được lưu lại, thành nợ xấu. Như vậy, các khách hàng có nợ xấu khó tiếp cận các dịch vụ tín dụng của ngân hàng hơn.

+ Hiện nay rất nhiều hội nhóm được lập ra để bùng nợ app vay tiền. Nếu khách hàng Luật Hoàng Phi thuộc các hội nhóm thì hậu quả rất lớn. Bạn có thể sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự nếu cơ quan điều tra phát hiện đủ hành vi cấu thành tội phạm. Cụ thể bạn có thể phạm phải “ Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Để tránh hậu quả của việc bùng nợ app vay tiền, cần suy nghĩ kĩ trước khi thực hiện. Việc này không chỉ bảo vệ bản thân còn bảo vệ người thân, gia đình.

Bên cạnh đó, hành vi bùng nợ app vay tiền còn vị phạt hành chính. Theo Điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định người nào có hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả, gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác có thể bị phạt tiền từ 2 đến 03 triệu đồng.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc Bùng nợ app vay tiền có sao không của Luật Hoàng Phi. Đồng thời, cũng cung cấp các thông tin cần thiết liên quan. Chúng tôi luôn hỗ trợ giải đáp, tư vấn các vấn đề liên quan cùng các vấn đề pháp lý khác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (13 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi