Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bình xịt hơi cay có bị cấm không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1660 Lượt xem

Bình xịt hơi cay có bị cấm không?

Bình xịt hơi cay có bị cấm không? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này.

Đối với các bạn nữ thì bình xịt hơi cay không phải là vật dụng quá xa lạ, vì nó được coi là vật phòng thân. Tuy nhiên việc sở hữu Bình xịt hơi cay có bị cấm không? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này.

Bình xịt hơi cay là gì?

Bình xịt hơi cay được xác định là một loại thiết bị dùng để tự vệ với cơ chế hoạt động là bất ngờ phun các chất cay như hạt tiêu, ớt hay các chất có nguồn gốc hóa học gây cay khác về phía mặt đối phương khiến cho đối phương chảy nước mắt, đau đớn và có thể gây ra hậu quả mù tạm thời. Đây là sản phẩm thường được sử dụng trong các vụ bạo động hoặc tự vệ cá nhân.

Mặc dù bình xịt hơi cay không được coi là một tác nhân gây chết người, tuy nhiên trong một số trường hợp được ghi chép lại thì các ca tử vong trong đó có bình hơi cay là một yếu tố không thể bỏ qua.

Ngoài ram việc sử dụng bình xịt hơi cay làm vũ khí bị cấm trong các cuộc xung đột quốc tế được ghi nhận trong Hiệp định về vũ khí sinh học năm 1972 chống lại binh lính và thường dân trong một cuộc chiến tranh, tuy nhiên nó lại được sử dụng trong phạm vi nội địa. Ở một số quốc gia thì việc nhập khẩu, tàng trữ hay sử dụng bình xịt hơi cay đều được xác định là hành vi vi phạm pháp luật.

Bình xịt hơi cay có bị cấm không?

Trước hết, tại Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ 2017 quy định:

Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Do vậy, bình xịt hơi cay là một trong những công cụ hỗ trợ được quy định chặt chẽ trong công tác quản lý và sử dụng, tức là bình xịt hơi cay không phải bị cấm hoàn toàn mà vẫn có thể được sử dụng bởi những đối tượng và trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật

Và tại Khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật kiệu nổ công cụ hỗ trợ 20017 thì có quy định về những đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ, đó là:

 Quân đội nhân dân;

– Dân quân tự vệ;

– Cảnh sát biển;

– Công an nhân dân;

– Cơ yếu;

– Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– Cơ quan thi hành án dân sự;

– Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;

– Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

– Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;

– An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;

– Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

– Ban Bảo vệ dân phố;

– Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

– Cơ sở cai nghiện ma túy;

– Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

Chính vì vậy, căn cứ vào những quy định trên ta có thể thấy bình xịt hơi cay là công cụ hỗ trợ được sử dụng trong quá trình thực hiện công vụ, nhiệm vụ, chỉ những nhóm đối tượng nêu trên thì mới có thể quản lý và sử dụng trong những trường hợp được xác định là đang thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả.

Xử phạt đối với hành vi tàng trữ, sử dụng bình xịt hơi cay

Những người không thuộc đối tượng nên trên hoặc thuộc đối tượng nêu trên nhưng sử dụng bình xịt hơi cay không đúng mục đích mà pháp luật quy định thì sẽ bị tiến hành xử phạt theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

g) Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, d Khoản 3; Điểm b Khoản 4 Điều này.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Bình xịt hơi cay có bị cấm không? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 19006557 để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi