Biển báo đường đôi có đặc điểm gì?
Đường đôi được hiểu là đường mà trong đó có chiều đi và chiều về trên cùng phần đường xe chạy, được phân chia bằng dải phân cách.
Đối với những người thường xuyên tham gia giao thông thì chắc sẽ không còn xa lạ với biển báo đường đôi, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được hết ý nghĩa của nó. Do vậy, với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Biển báo đường đôi có đặc điểm gì?
Biển báo đường đôi là gì?
Biển báo giao thông là một trong những thành phần vô cùng quan trọng trên các tuyến đường giao thông, vì hệ thống biển báo có chức năng chính đó là chỉ dẫn, cảnh báo người tham giao giao thông đi đúng luật và đảm bảo an toàn.
Hiện nay tiêu chuẩn về kích thước biển báo giao thông đã được quy định cụ thể tại Điều 16, Phần 2, Chương 3, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ khoa học và công nghệ thẩm định, Bộ tường Bộ giao thông vận tải ban hành.
Đường đôi được hiểu là đường mà trong đó có chiều đi và chiều về trên cùng phần đường xe chạy, được phân chia bằng dải phân cách. Dải phân cách này được đặt cố định hoặc có thể di chuyển. Trong đó một chiều có thể sẽ được chia thành nhiều làn đường khác nhau để phân biệt cho từng loại phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường này.
Để phân biệt rõ với đường hai chiều thì ta hiểu rằng ở những đoạn đường tuy phương tiện lưu thông trên đó là dạng lưu thông hai hướng ngược nhau nhưng không có dải phân cách ở giữa thì là đường hai chiều, đây là hai dạng đường dễ bị nhầm lẫn với nhau.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì biển báo đường đôi có hình dạng tam giác, chiều dài cạnh hình tam giác L là 70cm, chiều rộng viền mép đỏ B là 5cm, Bán kính lượn tròn viền mép đỏ R là 3,5cm, khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh tam gia cơ bản C là 3cm.
Như vậy có thể hiểu biển báo đường đôi là biển báo giao thông được sử dụng ở những khu vực đường mà trên đó có cả chiều đi và chiều về trên cùng phần đường xe chạy và được phân chia bằng dải phân cách.
Để có thêm thông tin về Biển báo đường đôi có đặc điểm gì? Quý độc giả hãy tiếp tục theo dõi các nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây:
Các biển báo đường đôi thường gặp
Nói đến đường đôi thì ta phải chú ý đến hai loại biển báo quan trọng đó chính là biển báo hiệu đường đôi và biển báo hiệu hết đường đôi. Cụ thể như sau:
– Biển bảo hiệu đường đôi W.235
Số hiệu của biển báo hiệu đường đôi là W.235, trong đó thì trên gọi chính xác của số hiệu này là Biển báo hiệu đường đôi.
Về ý nghĩa thì biển báo hiệu đường đôi được đặt để cảnh báo trước cho những người điều khiển phương tiện giao thông biết được rằng phương tiện đang chuẩn bị tiến vào đoạn đường dạng đôi, có chiều đi và chiều về phân biệt rõ ràng bằng giải phân cách cứng đặt ở giữa.
Loại biển này phải được đặt ở nơi bắt đầu vào đường đôi, ở vị trí dễ quan sát thấy để người điều khiển phương tiện có thể kịp thời điều khiển phương tiện sao cho đúng quy định của luật giao thông đường bộ.
– Biển báo hiệu hết đường đôi W.236
Số hiệu W.236 là kí hiệu của biển báo hết đường đôi. Biển bảo này có ý nghĩa thông báo cho người điều khiển phương tiện biết được bằng phương tiện đang chuẩn bị sắp kết thúc đoạn đường dạng đôi, tức là những đoạn đường dạng đôi chỉ được chia bằng vạch sơn sẽ không phải đặt biển báo này.
Tốc độ lưu thông cho phép khi phương tiện đi trong đường đôi
– Trong khu vực đông dân cư thì tốc độ tối đa mà phương tiện cơ giới được phép tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư là:
+ Tại đường dạng đôi, đường một chiều có từ hai làn xe trở lên thì được phép lưu thông với tốc độ tối đa đạt 60km/h
+ Riêng đối với các xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe có tính chất tương tự thì vận tốc được lưu thông tối đa đạt 40km/h
– Ngoài khu vực đông dân cư thì tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới được phép lưu thông sẽ là :
+ Các loại xe ô tô con, xe ô tô tối đa 30 chỗ, xe ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn thì tốc độ tối đa vào 90km/h
+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ, các ô tô có tải trọng trên 3,5 tấn thì tốc độ lưu thông tối đa là 80km/h
+ Ô tô bus, ô tô đầu kéo hay sơ mi rơ mooc, xe mô tô, ô tô chuyên dùng thì tốc độ tối đa được phép lưu thông là 70km/h
+ Ô tô kéo, ô tô sơ mi rơ mooc, ô tô kéo xe kéo khác, ô tô trộn bê tông, trọn vữa, ô tô xi tec thì tốc độ được phép lưu thông tối đa rơi vào 60 km/h
Phân biệt vạch kẻ đường
1/ Vạch kẻ đường màu trắng nét liền
Đây là vạch có dạng kẻ đơn, màu trắng, nét liền dùng để chia các làn xe cùng chiều.
2/ Vạch kẻ đường màu trắng nét đứt
Phân chia các làn xe cùng chiều vạch đơn, màu trắng, đứt nét, các xe được chuyển làn đường qua vạch, tức là người điều khiển xe được đi sang làn xe bên cạnh. Khoảng cách giữa các nét đứt càng dài thì tốc độ các loại xe được phép lưu thông càng cao.
3/ Vạch kẻ đường màu bàng nét liền
Loại vạch này dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa.
Vạch kẻ vàng nét liền này xe không được lấn làn và không được đè lên vạch, thường được xuất hiện tại các đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
4/ Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt
Vạch đơn màu vàng có nét đứt được dùng để chia hai xe ngược chiều nhau, với đoạn đường có từ hai làn trở lên và xe được phép cắt qua để đi làn đường ngược lại và không có dải phân cách.
5/ Vạch kẻ đường màu vàng song song
Chia cách hai chiều xe chạy ngược chiều trên đoạn đường từ 4 làn đường trở lên, không dải phân cách và không được đè lên vạch cũng như không được lấn làn. Nếu có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa thì vạch kẻ màu vàng song song nhằm nhấn mạnh mức độ nguy hiểm cao hơn.
6/ Vạch làn đường ưu tiên
Vạch trắng nét liền: Dành riêng nhất định cho 1 loại xe, còn các loại xe khác không được đi vào làn xe này.
Vạch trắng nét đứt: Dành riêng cho 01 loại xe nhất định nhưng các xe khác có thể sử dụng làn đường này và phải nhường đường cho xe được xe ưu tiên sử dụng làn xe.
Ngoài ra, xe trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên có thể cắt qua vạch này khi làn đường bên cạnh không cấm sử dụng loại xe này.
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Biển báo đường đôi có đặc điểm gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Các trường hợp bặt buộc phải viết hoa?
Trong phép đặt câu cần Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống...

Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có quyền kiểm tra tạm trú không?
Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Vậy Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có quyền kiểm tra tạm trú...

Trưởng thôn là gì? Nhiệm vụ của trưởng thôn
Trưởng thôn đại diện cho một cộng đồng dân cư ở thôn, xóm, ấp đội... Trưởng thôn là gì? Nhiệm vụ của trưởng...

Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất...

Làm hộ chiếu ở hải phòng ở đâu?
Thời gian cấp hộ chiếu tại Hải Phòng có thể thay đổi tùy theo số lượng người đăng ký và công việc xử lý của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, thông thường thời gian làm hộ chiếu và cấp hộ chiếu tại Hải Phòng khoảng 7-10 ngày làm...
Xem thêm