Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu Biên bản đối chiếu công nợ 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Biểu Mẫu |
  • 5835 Lượt xem

Mẫu Biên bản đối chiếu công nợ 2024

Cần sử dụng mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất để đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật đang có hiệu lực.

Ngày nay, công nợ không còn là thuật ngữ xa lạ với mọi người, đặc biệt là những người làm kinh doanh. Lập các biên bản đối chiếu công nợ hỗ trợ rất quan trọng trong vấn đề xử lí công nợ cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh.

Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ gửi tới Quý vị các vấn đề pháp lí của công nợ, từ đó có thể hiểu rõ hơn bản chất của loại hình này. Đồng thời cũng gửi tới Quý vị những mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất hiện nay.

Công nợ là gì?

Công nợ là khoản tiền hoặc giá trị tài sản mà một bên nợ đối tượng nào đó và phải được trả lại cho bên cho vay đối tượng đó. Công nợ thường xuyên được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh để thể hiện các khoản tiền mà một công ty, tổ chức hoặc cá nhân nợ đối tượng khác.

Các loại công nợ bao gồm:

– Công nợ phải thu: Đây là các khoản tiền mà một công ty, tổ chức hoặc cá nhân chưa nhận được từ bên nợ đối tượng. Ví dụ, công nợ phải thu của một công ty là các khoản tiền bán hàng mà công ty chưa nhận được từ khách hàng.

– Công nợ phải trả: Đây là các khoản tiền mà một công ty, tổ chức hoặc cá nhân phải trả cho bên nợ đối tượng. Ví dụ, công nợ phải trả của một công ty là các khoản tiền mà công ty nợ cho nhà cung cấp hoặc nhà bán hàng.

– Công nợ vay: Đây là các khoản tiền mà một công ty, tổ chức hoặc cá nhân đã vay từ bên nợ đối tượng.

Công nợ là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh, vì nó giúp các doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, quản lý công nợ là một thách thức đối với các công ty, tổ chức hoặc cá nhân, vì nếu không được quản lý tốt, nó có thể dẫn đến khả năng thanh toán kém, làm giảm khả năng tài chính và uy tín của một doanh nghiệp.

Biên bản đối chiếu công nợ là gì?

Trước khi tiếp cận với các mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất thì chúng ta cần tìm hiểu thủ tục đối chiếu công nợ là gì, giá trị pháp lí như thế nào. Bởi vì tất cả các thủ tục khi thực hiện hợp pháp và được pháp luật bảo vệ thì mới có thể đảm bảo các quyền và nghĩa vụ chính đáng các bên được nhận.

Công nợ được hiểu là khoản nợ phát sinh trong kỳ được chuyển sang kỳ sau. Công nợ của công ty, doanh nghiệp là khoản nợ của công ty, doanh nghiệp đó được chuyển sang kỳ sau khi phát sinh nghĩa vụ trả nợ đối với cá nhân, tổ chức khác trong quan hệ hợp đồng.

Phân loại theo đối tượng thực hiện nghĩa vụ tài chính thì công nợ được phân thành hai loại chính đó là:

– Công nợ phải trả;

– Công nợ cần thu của khách hàng.

Biên bản đối chiếu công nợ là văn bản hoăc các hình thức khác tương đương, xác lâp làm căn cứ để kiểm tra tình trạng thanh toán nghĩa vụ tài chính của các bên. Biên bản này rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đồng thời liên quan đến các hoạt động kê khai thuế với cơ quan nhà nước.

Biên bản đối chiếu công nợ giúp công ty, doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình các khoản nợ trong kỳ hạn thực hiện nghĩa vụ, đồng thời phân loại các nhóm khoản nợ. Từ đó, đưa ra biện pháp xử lí công nợ đến bước xử lý theo quy định pháp luật điều chỉnh.

>>>>> Tham khảo bài viết: Đối chiếu công nợ là gì?

Giá trị pháp lý của biên bản đối chiếu công nợ

Như đã biết, các hợp đồng giữa các chủ thể mang tính chất dân sự thể hiện thỏa thuận giữa các bên, trong đó quy định các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện. Dù được thể hiện qua các tên gọi khác nhau như: hợp đồng hợp tác, hợp đồng mua bán, hợp đồng cung ứng dịch vụ,… đều có thể phát sinh công nợ.

Giá trị pháp lý của biên bản đối chiếu công nợ mang tính chất chung của giao dịch dân sự. Biên bản này cũng thể hiện sự đối chiếu thỏa thuận thực tế các mức nghĩa vụ tài chính mà các bên chưa thực hiện xong. Đồng thời cũng đề cập đến khoản công nợ chuyển sang kỳ tiếp theo.

Về cơ bản giá trị pháp lí của biên bản đối chiếu công nợ giống như hợp đồng giao dịch dân sự, cũng là một trong những chứng cứ khi các bên có tranh chấp xảy ra. Giá trị pháp lí của biên bản thể hiện qua các điều kiện chính sau:

– Đáp ứng điều kiện về chủ thể đối chiếu công nợ theo quy định của pháp luật;

– Nội dung đối chiếu công nợ không trái quy định pháp luật, không trái các giá trị đạo đức xã hội;

– Nguyên tắc đối chiếu công nơ giữa các bên hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện và công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

Nếu trong mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất được Luật Hoàng Phi giới thiệu cho Quý vị sẽ đảm bảo tính pháp lí. Đồng thời tuân thủ các nội dung theo quy định mới nhất, đảm bảo biên bản được thực hiện.

Các mẫu biên bản đối chiếu công nợ phổ biến nhất

Một số mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất hiện nay thường được trình bày như sau:

 Mẫu số 01:

 

CÔNG TY ………….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

——————
………., ngày…tháng…năm….
 

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

– Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa.

– Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên.

Hôm nay, ngày…. tháng……năm…. Tại văn phòng Công ty …………, chúng tôi gồm có:

1. Bên A (Bên mua): ……………………………………………………………………………………

– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

– Điện thoại: …………………………………………………….. Fax: ………………………………..

– Đại diện: ………………………………………….. Chức vụ: ………………………………………

2. Bên B (Bên bán): ……………………………………………………………………………………

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..

– Điện thoại: …………………………………………………….. Fax: ……………………………….

– Đại diện: ………………………………………….. Chức vụ: ……………………………………..

Cùng nhau đối chiếu khối lượng và giá trị cụ thể như sau:

1/ Công nợ đầu kỳ: … đồng

2/ Số phát sinh trong kỳ

STTTên sản phẩmĐơn vịSốĐơn giáThành tiền
Tínhlượng
Tổng:
3.Số tiền bên A đã thanh toán: 0 đồng
4.Kết luận: Tính đến ngày ……………….bên A phải thanh toán chi bên B số tiền
là:…………..

Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đối chiếu công nợ này mà bên B không nhận được phản hồi từ quý công ty thì công nợ trên coi như được chấp nhận.

             ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                                 ĐẠI DIỆN BÊN B

 

Mẫu số 02:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

——————

………., ngày…tháng…năm….

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

– Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa;

– Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên;

– Căn cứ …………………………..…..

Hôm nay, ngày…. tháng……năm…. tại trụ sở Công ty …………………….……., chúng tôi gồm có:

Bên A: CÔNG TY………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………….. Fax: ………………………………..

Đại diện: ………………………………………….. Chức vụ: ………………………………………

Bên B: CÔNG TY……………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………….. Fax: ………………………………..

Đại diện: ………………………………………….. Chức vụ: ………………………………………

Cùng nhau xác nhận công nợ cụ thể như sau:

Công nợ đầu kỳ: ………………. đồng (Theo Biên bản số …….. ngày ……. tháng …. năm ….)

Số phát sinh trong kỳ:

STTTên sản phẩmĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành tiền
1
2
3
….
Tổng: ………………………………………

Số tiền bên A đã thanh toán: ……………………….. đồng

Kết luận: Tính đến ngày ………tháng……..năm….. bên A còn nợ bên B số tiền là: ……………………..đồng (bằng chữ: …………….)

Biên bản này dược lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên.

                      ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                             ĐẠI DIỆN BÊN B

Hi vọng với những chia sẻ trên, Quý vị có thể tiếp cận và thực hiện được các mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất hiện nay, nếu có thắc mắc Quý khách vui lòng liên hệ qua địa chỉ sau:

– Hotline tư vấn: 1900 6557

– Email: lienhe@luathoangphi.vn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi