Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Bắt khẩn cấp trong trường hợp nào?
  • Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1923 Lượt xem

Bắt khẩn cấp trong trường hợp nào?

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn mang tính cấp bách, qua xác minh ban đầu đã có tài liệu khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc khẳng định một người đã thực hiện tội phạm hay bị nghi thực hiện tội phạm, mà xét thấy cần ngăn chặn họ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Bắt khẩn cấp là một trong các biện pháp ngăn chặn tạm thời hạn chế tự do của người bị áp dụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Vậy bắt khẩn cấp là gì? Bắt khẩn cấp trong trường hợp nào? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Bắt khẩn cấp là gì?

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn mang tính cấp bách, qua xác minh ban đầu đã có tài liệu khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc khẳng định một người đã thực hiện tội phạm hay bị nghi thực hiện tội phạm, mà xét thấy cần ngăn chặn họ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Bắt khẩn cấp trong trường hợp nào?

Vậy bắt khẩn cấp trong trường hợp nào? Khi có một trong các căn cứ sau đây, thì cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp bắt người:

– Trường hợp thứ nhất: Một cá nhân, tổ chức đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thời điểm sớm nhất của giai đoạn phạm tội này là thời điểm người phạm tội bắt đầu có hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội có thể xảy ra và xảy ra được thuận lợi, dễ dàng hơn.

– Trường hợp thứ hai: Người đó đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn việc người đó trốn, điều đó có nghĩa là khi một tội phạm hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có đủ các dấu hiệu nói lên được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó.

Việc bắt người trong trường hợp này khác về bản chất so với trường hợp thứ nhất. Nếu như trong trường hợp thứ nhất, người bị bắt đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện tội phạm, tức là tội phạm chưa hoàn thành, thì trong trường hợp thứ hai, tội phạm đã hoàn thành nhưng người thực hiện hành vi phạm vi phạm tội chưa bị bắt ngay khi đang thực hiện tội phạm; sau khi thực hiện xong một thời gian, thì người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm (có thể là người làm chứng hoặc người bị hại) đã trông thấy, xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm và báo ngay với cơ quan có thẩm quyền. Sau khi tiến hành xác minh tài liệu do những người này cung cấp và thấy rằng nếu không bắt ngay, đối tượng sẽ bỏ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra, thì cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp.

– Trường hợp thứ ba: Phát hiện công cụ phạm tội, tang vật tại hiện trường…, trong thực tế, hành vi chuẩn bị phạm tội có thể thể hiện ở một số dạng như: chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội; chuẩn bị kế hoạch phạm tội; thăm dò địa điểm phạm tội, thăm dò, làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại.

Khám xét chỗ ở, khám người, kiểm tra hành chính, cơ quan có thẩm quyền bằng các nghiệp vụ điều tra tội phạm và phát hiện và đấu tranh phát hiện tội phạm, với ý nghĩa hủy việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Một số lưu ý trong bắt khẩn cấp

Khi đã biết được bắt khẩn cấp trong trường hợp nào, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trong tội phạm có bốn yếu tố là khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Nhưng chỉ có yếu tố mặt khách quan là quan trọng nhất trong việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm. Cơ quan điều tra cần xác định điều kiện tiếp theo, đó là có cần ngăn chặn người bị tình nghi thực hiện tội phạm bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ hay không?

Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn sau khi tiến hành áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp, người ra lệnh bắt khẩn cấp phải gửi ngay lệnh bắt khẩn cấp, biên bản về việc bắt khẩn cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nơi gần nhất nếu không có.

Khi bắt khẩn cấp thì viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ. Trong trường hợp thấy cần thiết, Viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, sau Viện kiểm sát quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

Ai được quyền ra lệnh bắt giữ khẩn cấp?

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

– Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

+ Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 của Bộ luật này.

+ Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.

Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

Trên đây là nội dung bài viết bắt khẩn cấp trong trường hợp nào. Hy vọng bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hơn về tố tụng hình sự.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi