Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bạo lực gia đình có phải là tội phạm không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2391 Lượt xem

Bạo lực gia đình có phải là tội phạm không?

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình

 Bình luận về hành vi bạo lực gia đình có phải là tội phạm không?

Bạo lực gia đình là vấn đề đã xuất hiện và được bàn luận từ lâu trong xã hội, nhưng ở nước ta, cho đến năm 2007 mới có một văn bản luật chính thức đề cập, giải quyết vấn đề này đó là Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Bạo lực gia đình có phải là tội phạm không?

Hành vi bạo lực trong gia đình

Khoản 2 điều 1 Luật này định nghĩa bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”

Đồng thời, khoản 1 điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 còn liệt kê cụ thể các hành vi được coi là bạo lực gia đình như sau:

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”

Như vậy, có thể thấy rằng Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã có một cái nhìn khá bao quát, đầy đủ về các hành vi được coi là bạo lực trong gia đình. Kể từ đây, bạo lực gia đình và những hệ quả của nó cũng đã được ghi nhận trong một số văn bản pháp luật khác. Cụ thể, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định bạo lực gia đình là hành vi bị nghiêm cấm để nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tại khoản 2 điều 5 hay điều 51 và điều 56 Luật này quy định vợ hoặc chồng hoặc cha mẹ, người thân thích khác của họ có quyền yêu cầu và sẽ được Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có đủ căn cứ chứng minh họ là  nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần.  Cùng với đó, Nghị định 167/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy ; phòng, chống bạo lực gia đình cũng đã đưa ra hàng loạt những quy định cụ thể về xử phạt hành chính đối với các hành vi bạo lực gia đình.

Rõ ràng rằng, bạo lực gia đình là những hành vi có khả năng gây ra hoặc đe dọa gây ra những mối nguy hiểm cho không chỉ gia đình mà cả với xã hội. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, về bản chất bạo lực gia đình không phải là hành vi phạm tội bởi trong chương về các Tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình trong Bộ luật hình sự qua các thời kì như Bộ luật hình sự 1999 và nay là Bộ luật hình sự 2015 thì không có bất cứ tội nào là tội bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình có phải là tội phạm không?

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa rằng các hành vi bạo lực gia đình không bị xử lý bằng quy định của Bộ luật hình sự. Như đã trình bày ở trên, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 liệt kê rất nhiều hành vi bạo lực gia đình và nếu người thực hiện những hành vi này gây ra những hậu quả nghiêm trọng hay thỏa mãn các điều kiện về cấu thành tội phạm quy định trong các điều luật của Bộ luật hình sự 2015 thì họ vẫn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Cụ thể, nếu một người chồng có hành vi đánh đập, hành hạ vợ mình mà tỉ lệ tổn thương cơ thể được xác định là từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như:gây cố tật nhẹ cho nạn nhân hoặc phạm tội 02 lần trở lên…thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại khoản 1 điều 134 Bộ luật hình sự 2015 với khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, về bản chất bạo lực gia đình không phải tội phạm nhưng những người thực hiện hành vi bạo lực gia đình vẫn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi