Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?
  • Thứ tư, 23/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2865 Lượt xem

Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?

Ngày 1-1-2009 Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành. Đây cũng là lần đầu tiên bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng và như vậy Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm 2009.

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách an sinh hỗ trợ người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ có một khoản tiền. Bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động. Rất nhiều câu hỏi về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp được bạn đọc quan tâm tìm hiểu, trong đó nhiều bạn đọc băn khoăn không biết Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động. Bảo hiểm thất nghiệp chỉ bắt buộc với các đối tượng là những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và các đơn vị giao kết hợp đồng lao động với những người lao động đó.

Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động học nghề, tìm kiếm việc làm dựa trên cơ sở Qũy bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp được coi là chính sách an sinh xã hội hữu ích với người lao động, được coi là một chiếc phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?

Bảo hiểm xã hội mở rộng đối tượng, thành lập quỹ Bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách Nhà nước do sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý quỹ và giải quyết các chế độ trợ cấp.

Ngày 16/02/1995, Chính phủ có Nghị định số 19/CP thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ngày 1-1-2009 Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành. Đây cũng là lần đầu tiên bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng và như vậy Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm 2009.

Bảo hiểm thất nghiệp có bắt buộc không?

Bảo hiểm thất nghiệp không bắt buộc với tất cả các đối tượng mà chỉ bắt buộc với các đối tượng được quy định cụ thể tại Luật Việc làm 2013. Theo căn cứ tại điều 43 Luật Việc làm 2013 chỉ rõ hai nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm người lao động và người sử dụng lao động.

Đối với người lao động trong trường hợp cụ thể khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn; Theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Đối với người sử dụng lao động cần tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực. Cụ thể: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác; Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.

Nguyên tắc và chế độ Bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo quy định tại điều 41 Luật Việc làm quy định nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Điều 41. Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp

1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BH thất nghiệp.

2. Mức đóng BH thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.

3. Mức hưởng BH thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BH thất nghiệp.

4. Việc thực hiện BH thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.

5. Quỹ BH thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.

Bên cạnh đó tại Điều 42  Luật Việc làm quy định các chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

Điều 42. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

1. Trợ cấp thất nghiệp.

2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

3. Hỗ trợ học nghề.

4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Trên đây là toàn bộ thông tin Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp đến quý độc giả về vấn đề: Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào? Để được tư vấn cụ thể hơn các bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến qua Hotline 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi