Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 12116 Lượt xem

Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm

Đối với các đảng viên, bản tự kiểm điểm, bản tự nhận xét rất quan trọng trong việc đánh giá, phân loại hàng năm cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của cá nhân đó.

Ngoài những thành tích đạt được trong nhiều năm công tác, phẩm chất đạo đức, lối sống thể hiện hàng ngày tại môi trường làm việc thì những bản tự nhận xét, tự kiểm điểm bản thân cũng là những yếu tố quan trọng để xem xét bổ nhiệm chức vụ. Và trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn quý vị về bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm.

Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm là gì?

Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm là bản tự kiểm điểm nêu rõ những nội dung về thực hiện chức trách, nhiệm vụ, về phẩm chất đạo đức để dựa vào đó cấp trên sẽ đưa ra quyết định bổ nhiệm vị trí công tác.

Nội dung bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm

Thứ nhất: Phần mở đầu bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm

Ở phần mở đầu, cá nhân thực hiện cần phải viết đầy đủ những thông tin của mình như: họ tên, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác, chức vụ, đang sinh hoạt tại chi bộ, đảng bộ nào.

Thứ hai: Phần nội dung

Nội dung của bản tự nhận xét sẽ bao gồm các nội dung về thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, kết quả đạt được; phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống và những ưu điểm, nhược điểm. Quý vị có thể tham khảo cách viết nội dung của một phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở như sau:

– Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:

Là Phó hiệu trưởng nhà trường, chủ tịch công đoàn bản thân đã chủ động cùng chi bộ và Hiệu trưởng nhà trường xây dựng các kế hoạch giáo dục theo định kỳ hàng tháng, hàng năm để cùng cấp ủy và ban giám hiệu nhà trường lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như các chỉ tiêu trong nghị quyết của nhà trường đã đề ra trong các năm học.

Giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, chú trọng đến bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi để tham gia các cuộc thi của thành phố, của quốc gia.

Cơ sở vật chất của nhà trường được củng cố, xây dựng thêm ngày càng khang trang, đảm bảo vệ sinh sạch đẹp.

Phối hợp cùng hiệu trưởng chỉ đạo tập thể nhà trường thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng trường thành đơn vị đoàn kết và nhất trí cao trong hành động và chủ trương.

Bản thân luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nhiệt tình, năng động trong công tác quản lý và chỉ đạo; cùng Hiệu trưởng kịp thời triển khai các công văn chỉ đạo của ngành, của cấp trên tới cán bộ, giáo viên trong trường

Tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động và nêu cao tinh thần gương mẫu trong các cuộc vận động như học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Hai không”…

Giữ vững mối đoàn kết nội bộ, phát huy quyền làm chủ, luôn học hỏi nâng cao chuyên môn, được đồng nghiệp ủng hộ. Luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ của nhà trường và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua:

Đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chuẩn nghề nghiệp loại xuất sắc, công chức loại tốt và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cùng Hiệu trưởng nhà trường lãnh đạo giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia, có 10 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 2 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 40 học sinh giỏi cấp huyện, 5 em học sinh giỏi cấp tỉnh.

Luôn bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, của Hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo chuyên môn để từ đó xây dựng kế hoạch, nội dung, biện pháp thực hiện các kế hoạch và phân công công việc tạo nên nền tảng làm việc ổn định, khoa học và đạt hiệu quả cao.

– Về phẩm chất chính trị, lối sống:

Phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Có lối sống trong sạch, vững mạnh, gương mẫu thực hiện tốt các cuộc vận động.

Có ý thức học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn; có ý thức kỷ luật.

– Tóm tắt những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân

+ Ưu điểm:

Phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, điều lệ, chủ trương của Đảng;

Chấp hành tốt sự phân công của Hiệu trưởng, phối hợp tốt với Hiệu trưởng chỉ đạo, lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ;

Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý thức kỷ luật tốt, đoàn kết;

Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong công việc, phấn đấu không ngừng trong công việc chuyên môn…

+ Hạn chế:

Trong công tác chỉ đạo chuyên môn còn thiếu nhạy bén, công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế.

Công tác chỉ đạo đoàn thể chưa đồng bộ.

– Tự nhận xét bản thân trong quá trình giữ chức vụ.

Trong thời gian giữ chức vụ phó Hiệu trưởng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ với Hiệu trường giữ vững chất lượng giáo dục, giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia, trong các năm học đều có giáo viên, học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh; bản thân cũng có những thành tích riêng như đạt danh hiệu lao động tiên tiến, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Thứ ba: Phần kết luận

Địa điểm, thời gian viết bản tự nhận xét và chữ ký của người thực hiện.

Trên đây là nội dung về bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm của Luật Hoàng Phi, cảm ơn Quý khách hàng đã theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi