Bản đồ địa chính có thể hiện quyền sở hữu đất đai?
Cho tôi hỏi trước kia đất của tôi đã được đo đạc và đã có trên bản đồ địa chính nhưng chưa được cấp sổ đỏ thì mảnh đất này đã là của tôi chưa? Hiện nay, có người đang tranh chấp với tôi về mảnh đất này thì tôi có được cấp GCNQSDĐ hay không?
Câu hỏi:
Cho tôi hỏi trước kia đất của tôi đã được đo đạc và đã có trên bản đồ địa chính nhưng chưa được cấp sổ đỏ thì mảnh đất này đã là của tôi chưa?.
Hiện nay có người tranh chấp với tôi, người này không có bất cứ giấy tờ gì có liên quan đến mảnh đất này cả. Nhưng từ trước đến giờ họ đi trên mảnh đất này, nay họ cho rằng đường mà họ đi là đất của họ. Về hiện trạng mảnh đất là lúc trước thì tôi trồng lúa sau này tôi trồng thanh long cũng được gần 40 năm nay nhưng cũng không có giấy tờ gì chứng minh cả. Vậy, tôi muốn được cấp sổ đỏ để chứng minh quyền sở hữu của mình có được không?
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn, Luật sư của Hoàng Phi xin trả lời như sau:
Bản đồ địa chính là gì?
“Bản đồ địa chính” là bản đồ trên đó thể hiện các dạng đồ họa và ghi chú, phản ảnh những thông tin về vị trí, ý nghĩa, trạng thái pháp lý của các thửa đất, phản ánh các đặc điểm khác thuộc địa chính quốc gia. Theo quy định tại điều 8, Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT quy định về bản đồ địa chính:
“1. Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
1.1. Khung bản đồ;
1.2. Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
1.3. Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
1.4. Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;
1.5. Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
1.6. Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;
1.7. Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;
1.8. Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;
1.9. Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình);
1.10. Ghi chú thuyết minh”
Như vậy, nội dung của bản đồ địa chính không thể hiện quyền sở hữu đối với đất đai, nên nếu đất của bạn đã được đo đạc và có tên trên bản đồ địa chính nhưng chưa được cấp sổ đỏ thì mảnh đất đó chưa phải là của bạn
Hiện tại, bạn không có các giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất của mình, theo quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013 thì:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này thì một trong những điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất là đất không có tranh chấp trong khi hiện tại bạn đang có tranh chấp với người khác về mảnh đất này. Do đó, trong trường hợp này thì bạn sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật đất đai về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:
Mục đích của bản đồ địa giới hành chính là gì?
Bản đồ địa chính được lập ra với mục đích như sau:
– Để thống kê, kiểm kê diện tích đất đai từng khu vực và trong cả nước;
– Xác lập quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất trên từng lô đất cụ thể của nhà nước và của mọi công dân;
– Đây là công cụ để giúp nhà nước thực thi các nhiệm vụ, công việc có liên quan đến đất đai như thu thuế, giải quyết tranh chấp, quy hoạch đất đai, đền bù,…
– Cung cấp thông tin về đất đai và cơ sở pháp lý cho các hoạt động dân sự như: thừa kế, chuyển nhượng, cho, tặng, thế chấp, kinh doanh bất động sản…
Phân biệt bản đồ hành chính với hồ sơ địa giới hành chính?
Chào Luật sư, Luật sư cho em hỏi: Bản đồ hành chính khác với hồ sơ địa giới hành chính như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Trả lời:
Với câu hỏi: “Phân biệt bản đồ hành chính với hồ sơ địa giới hành chính?” Luật Hoàng Phi trả lời như sau:
Thứ nhất: Khác nhau về tiêu chí khái niệm và nội dung:
Khoản 3 Điều 29 Luật đất đai 2013 quy định về Hồ sơ địa giới hành chính như sau: “Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó”.
Khoản 1 Điều 30 Luật đất đai 2013 quy định về Bản đồ hành chính như sau: “Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó”.
Như vậy, trên cơ sở Bản đồ địa giới hành chính – một thành phần của Hồ sơ địa giới hành chính, Bản đồ hành chính của địa phương được xây dựng.
Bản đồ hành chính là bản đồ chuyên đề có yếu tố chuyên môn thể hiện sự phân chia lãnh thổ và quản lý đơn vị hành chính. Theo phân cấp thì có 3 loại là bản đồ hành chính toàn quốc, bản đồ hành chính cấp tỉnh và bản đồ hành chính cấp huyện (Điều 3, 4 Thông tư số 47/2014/TT-BTNMT ngày 22/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp).
Nội dung của Bản đồ hành chính bao gồm các yếu tố: yếu tố cơ sở toán học như khung bản đồ; lưới kinh tuyến vĩ tuyến; các điểm tọa độ, độ cao quốc gia; ghi chú tỷ lệ, thước tỷ lệ; yếu tố chuyên môn gồm biên giới quốc gia và địa giới hành chính; yếu tố nền địa lý như thủy văn; địa hình; dân cư; kinh tế – xã hội; giao thông.
Thứ hai: Khác nhau về thẩm quyền:
– Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại ủy ban nhân dân cấp đó và ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (khoản 3 Điều 29 Luật đất đai 2013).
– Bản đồ hành chính: Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn việc lập bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (khoản 2 Điều 30 Luật đất đai 2013).
Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính
Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết
Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
– Cung cấp trích lục bản đồ cho người có yêu cầu.
– Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân (nếu có).
– Nếu từ chối cung cấp thông tin phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý một số trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm:
– Phiếu yêu cầu có nội dung không rõ ràng, cụ thể.
– Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân.
– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật.
– Người yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính (không trả phí nếu thuộc trường hợp phải nộp).
Bước 3. Trả kết quả
Trong trường hợp cần tư vấn luật đất đai thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tư vấn thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Tố tụng hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn của tố tụng hình sự có nhiệm vụ nhất định. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là nhằm xác định dấu hiệu tội phạm làm căn cứ khởi...
Trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ
Hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,… làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác...
Bà ngoại theo Đạo thì có được kết hôn với Công an không?
Ông bà ngoại em theo đạo Thiên Chúa giáo nhưng khi mẹ em lấy ba em thì đã bỏ đạo, nếu xét lý lịch của bên nội em thì rất tốt, mẹ em trong lí lịch bên nội em cũng không có đạo gì hết. Vậy, mẹ em đã bỏ đạo rồi thì em có được kết hôn với người trong ngành Công an không? Thủ tục kết hôn với người trong ngành Công an như thế nào...
Trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ
Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có liên...
Nghỉ phép năm đi khám thai có được hưởng chế độ thai sản không?
Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp xin nghỉ phép năm để đi khám thai thì có được trợ cấp thai sản hay không? Tôi xin chân thành cảm...
Xem thêm