Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Áp dụng tập quán trong dân sự
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2884 Lượt xem

Áp dụng tập quán trong dân sự

Khi giải quyết các tranh chấp về sở hữu chung của cộng đồng theo Điều 211 BLDS năm 2015 (tài sản thuộc sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng dân cư khác…) được hình thành theo tập quán thường áp dụng tập quán để giải quyết.

Áp dụng tập quán trong dân sự là gì?

Áp dụng tập quán trong dân sự là việc đưa các tập quán vào thực hiện trong các quan hệ dân sự cụ thể, để xác định quyền, nghĩa vụ của các cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự đó, hiện được quy định tại Điều 5 Bộ luật dân sự 2015 với nội dung cụ thể như sau:

1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán những tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

>>>>> Tham khảo bài viết: Tập quán là gì?

 

Tư vấn áp dụng tập quán trong dân sự

Do tính chất đa dạng và sự phong phú trong quá trình cam kết, thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ dân sự, nên BLDS năm 2015 tiếp tục kế thừa và ghi nhận việc áp dụng tập quán như các BLDS trước đây.

Khi có tranh chấp xảy ra, đương sự có đơn yêu cầu Tòa án hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét nhưng tranh chấp này chưa được quy định cụ thể trong BLDS và cũng không thể áp dụng nguyên tắc tương tự pháp luật để giải quyết.

Nhưng hiện có tập quán phổ thông tiến bộ thường được các chủ thể tôn trọng và tự giác thực hiện thì có thể vận dụng nguyên tắc áp dụng tập quán. Việc áp dụng theo nguyên tắc tập quán nhằm làm cho các quan hệ dân sự luôn luôn được điều chỉnh của pháp luật, khi áp dụng cũng phải có hai điều kiện sau đây:

– Tranh chấp dân sự cụ thể này chưa được quy định trực tiếp trong BLDS năm 2015 hoặc các văn bản pháp luật có liên quan.

– Hiện tại có tập quán phổ thông, tiến bộ có nội dung tương tự được mọi người tự giác thực hiện mà có thể áp dụng cho trường hợp cụ thể đó để giải quyết tranh chấp.

Các quy phạm pháp luật dân sự suy cho cùng là việc “luật hóa” các tập quán có tính chất phổ thông và tiến bộ.

Do quan hệ dân sự rất đa dạng, phong phú nên dù đã được bổ sung, hoàn thiện nhưng có thể thấy BLDS năm 2015 cũng không thể khái quát và quy định được toàn bộ, đầy đủ các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trong đời sống xã hội, nhất là các vấn đề liên quan đến sự cam kết, thỏa thuận của các chủ thể trong quá trình xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đây cũng chính là điểm đặc trưng nhất của pháp luật dân sự, nhưng cũng là thông lệ quốc tế.

Trước đây, kế thừa Bộ Dân luật Pháp năm 1804, quy định này cũng đã được ghi nhận tại Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật năm 1936 và sau này là Bộ Dân luật của Việt Nam cộng hòa năm 1972.

Điều thứ 4, Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật năm 1936 đã quy định: “Khi nào không có điều luật dẫn dùng được, thời quan Thẩm phán sẽ xử theo phong tục, nếu phong tục cũng không có, thời xử lý theo lẽ phải và sự công bằng, mà dựa theo tục riêng, cùng thói quen và tình ý của người đương sự. Quan Thẩm phán sẽ giải quyết theo luật học và án lệ”. 

Kế thừa có chọn lọc quy định việc áp dụng tập quán làm cho việc áp dụng pháp luật dân sự phù hợp với thực tế đời sống xã hội. Nhưng yêu cầu của BLDS năm 2015 là: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”.

Ví dụ: trong việc cân, đong, đo, đếm… BLDS năm 2015 không quy định trực tiếp về vấn đề này (vì các bên thường thỏa thuận theo tập quán của địa phương) nếu có tranh chấp xảy ra thì áp dụng tập quán của địa phương nơi giao dịch dân sự được xác lập để giải quyết tranh chấp.

Chẳng hạn: trong đơn vị đếm có địa phương tính chục là 10 nhưng có nơi tính chục là 12; cách phân chia thịt thú rừng săn bắn được của các phường săn bắn theo tập quán của từng dân tộc cũng có sự khác biệt…

Hoặc có những trường hợp được quy định cụ thể như khoản 4 Điều 262 BLDS năm 2015 quy định: “Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường, khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản”.

Đây là vấn đề phức tạp và khó khăn trong việc áp dụng pháp luật dân sự để giải quyết các tranh chấp. Do đó, đoạn 2 khoản 1 Điều 175 BLDS năm 2015 khi quy định về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản đã ghi nhận: “Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp”.

Khi giải quyết các tranh chấp về sở hữu chung của cộng đồng theo Điều 211 BLDS năm 2015 (tài sản thuộc sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng dân cư khác…) được hình thành theo tập quán cũng thường áp dụng tập quán để giải quyết.

Khoản 2 Điều 5 quy định: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của 

Bộ luật này”.

Trong pháp luật dân sự, tùy nghi thỏa thuận là tính chất đặc trưng và phổ biến của các quan hệ dân sự. Đây là một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa luật hình sự và luật dân sự. BLDS năm 2015 dù được bổ sung, sửa đổi nhưng cũng không thể khái quát được tất cả các khả năng sẽ xảy ra trong quá trình cam kết, thỏa thuận.

Nói cách khác, các nhà làm luật không thể dự liệu được toàn bộ các khả năng xảy ra trong quá trình cam kết thỏa thuận của các chủ thể.

Vì vậy, mặc dù BLDS năm 2015 không có quy định, không dự liệu… nhưng các chủ thể trong quan hệ dân sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau các nội dung có tính chất dân sự về mua bán, đổi, vay, thuê, mượn… và vẫn có sự ràng buộc pháp lý.

Sự ràng buộc có tính chất pháp lý này vẫn được pháp luật dân sự công nhận, quyền và nghĩa vụ của các bên vẫn được bảo đảm thực hiện. Bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm những nội dung mà họ đã cam kết, thỏa thuận khi xác lập quan hệ dân sự.

Điểm cần lưu ý là: việc áp dụng tập quán trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự phải bảo đảm yêu cầu: tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của BLDS năm 2015.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi