Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bà ngoại theo Đạo thì có được kết hôn với Công an không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6065 Lượt xem

Bà ngoại theo Đạo thì có được kết hôn với Công an không?

Ông bà ngoại em theo đạo Thiên Chúa giáo nhưng khi mẹ em lấy ba em thì đã bỏ đạo, nếu xét lý lịch của bên nội em thì rất tốt, mẹ em trong lí lịch bên nội em cũng không có đạo gì hết. Vậy, mẹ em đã bỏ đạo rồi thì em có được kết hôn với người trong ngành Công an không? Thủ tục kết hôn với người trong ngành Công an như thế nào ?

Câu hỏi:

Chào Luật sư, em là Nguyễn Kim Huệ ở Thái Bình. Em có yêu anh Minh đang làm trong ngành Công an. Hai đứa rất yêu nhau và muốn tiến tới hôn nhân, tuy nhiên vì sợ lý lịch không được nên chưa dám nghĩ đến kết hôn mặc dù rất muốn bởi theo em tìm hiểu thì quy định của ngành Công an không được kết hôn với người có đạo Thiên chúa, Cơ đốc giáo,Tin lành,… Ông bà ngoại của em đạo Thiên Chúa giáo nhưng khi mẹ em lấy ba em thì đã bỏ đạo, nếu xét lý lịch của bên nội em thì rất tốt, mẹ em trong lí lịch bên nội em cũng không có đạo gì hết. Vậy, xin hỏi Luật sư, mẹ em đã bỏ đạo rồi thì em và anh Minh có được kết hôn với nhau không? Thủ tục kết hôn với người trong ngành Công an như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Với câu hỏi mẹ bạn đã bỏ đạo rồi thì bạn và anh Minh có được kết hôn với nhau không ?

Kết hôn là quyền của con người khi đạt đến độ tuổi nhất định, thông thường, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình là có thể được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, với một số chủ thể nhất định, ngoài việc đáp ứng các tiêu chí cơ bản đó thì đặt ra rất nhiều các điều kiện khác nhau nữa.  Ví dụ như trường hợp kết hôn với chiến sỹ công an nhân dân bởi đây là đối tượng đặc biệt, đại diện cho một bộ phận lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chính vì xuất phát từ vị trí như vậy nên đặt ra những yêu cầu khác nhau trong việc kết hôn.

Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Đồng thời Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cấm kết hôn trong các trường hợp sau đây:

“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi”.

Căn cứ theo quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an, ngoài những điều kiện cơ bản nêu trên, để đáp ứng điều kiện kết hôn với chiến sĩ công an thì phải đáp ứng thêm các điều kiện khắt khe khác. Cụ thể như các trường hợp dưới đây thường sẽ không được kết hôn với công an:

+ Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền

+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.

+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…

Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa (Trung Quốc)

+ Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập quốc tịch).

Khi các bạn muốn kết hôn với nhau, thì phía cơ quan nơi bạn làm việc sẽ tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời mà theo quy định tại Khoản 18 Điều 2 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì:

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Như vậy, khi kết hôn với người trong ngành Công an thì bạn cần tuân thủ về việc thẩm tra lý lịch 3 đời tính từ đời ông bà của bạn, cha mẹ bạn và bạn. Vậy như bạn đã trình bày mẹ tuy mẹ bạn sau khi lấy bố bạn thì đã bỏ đạo nhưng bà ngoại bạn (là đời thứ nhất) vẫn theo Đạo thiên chúa. Do vậy, bạn không đủ điều kiện để kết hôn với người trong ngành Công an.

Thủ tục kết hôn với người trong ngành Công an

Khi quyết định tiến tới hôn nhân, bản thân 2 người cần nắm được thủ tục thực hiện kết hôn. Cụ thể như sau:

Người đang công tác trong ngành Công an nhân dân cần chú ý tuân thủ điều kiện kết hôn cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và thực hiện thủ tục theo quy trình sau:

–  Chiến sỹ công an chủ động làm đơn tìm hiểu để kết hôn trong thời gian từ 03 đến 06 tháng tùy theo mức độ tình cảm của hai người;

–  Tiếp theo chiến sỹ công an làm đơn xin kết hôn gồm 02 đơn. 1 đơn gửi thủ trưởng đơn vị, 1 đơn gửi phòng tổ chức cán bộ;

–  Người dự định kết hôn với chiến sĩ công an làm đơn để kê khai lý lịch trong phạm vi 03 đời của mình;

–  Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tiến hành thẩm tra lý lịch, xác minh người mà chiến sỹ công an dự định kết hôn và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc.

–  Thời gian tiến hành thẩm tra, xác minh lý lịch nói trên khoảng từ 2 đến 4 tháng.

–  Sau khi thẩm định lý lịch, phòng tổ chức cán bộ ra quyết định có cho phép kết hôn hay không. Nếu đồng ý cho chiến sỹ công an đó kết hôn với người chiến sỹ đó dự định cưới thì Phòng tổ chức cán bộ gửi quyết định về đơn vị nơi chiến sỹ ấy công tác. Khi Phòng tổ chức cán bộ đồng ý, hai bạn cần thực hiện việc đăng ký kết hôn thủ tục kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014

–  Ngoài ra theo quy định tại Thông tư 01/2008/TT-BTP,  sau khi đăng kí kết hôn người chiến sỹ công an nhân dân phải thông báo cho Thủ trưởng đơn vị biết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN  19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi