Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tài sản thế chấp khi ly hôn chia như thế nào?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5131 Lượt xem

Tài sản thế chấp khi ly hôn chia như thế nào?

Tôi và chồng tôi có tài sản chung là căn nhà, hai vợ chồng có thế chấp để vay tiền ngân hàng, hạn là 5 năm. Nay chồng tôi ngoại tình, tôi muốn ly hôn, vậy số nợ đó sẽ được xử lý như thế nào? Tôi có được quyền nuôi con không?

Câu hỏi:

Em có vấn đề rất mong được sự giải đáp: Em kết hôn năm 2012. Năm 2014 thì vợ chồng em xây nhà, đứng tên hai vợ chồng em. Đầu năm 2016 vợ chồng em dùng giấy tờ nhà vay 500 triệu của ngân hàng. Em có ký tên chung. Kỳ hạn trả trong 5 năm. Hiện tại đã trả được 7 tháng. Sau đó em phát hiện chồng ngoại tình. Em hiện có con nhỏ 10 tháng tuổi. Luật sư cho em hỏi nếu em ly hôn thì vấn đề chia tài sản (nhà và nợ) sẽ được giải quyết như thế nào? Em có công việc ổn định em sẽ giành quyền nuôi con được chứ ạ?

>>>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật Hôn nhân, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Về vấn đề xử lý nợ của ngân hàng: vấn đề bạn đang mắc phải đó là hai bạn có tài sản chung là căn nhà của hai vợ chồng, căn nhà đã được dùng để vay tiền Ngân hàng, việc bạn cùng ký vào giấy vay tiền đã thể hiện bạn đồng ý với việc vay tiền này. Tuy nhiên, chồng bạn ngoại tình và bạn muốn ly hôn, nhưng căn nhà đó vẫn chưa hết thời hạn trả nợ, về điều này, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có quy định về nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung như sau:

Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”.

Như vậy, vợ, chồng có nghĩa vụ chung về tài sản đối với các giao dịch mà cả 2 người cùng xác lập đối với tài sản chung của vợ, chồng. Nghĩa là bạn và chồng bạn đều có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng về khoản nợ mà hai bạn đã dùng căn nhà của hai người để vay tiền. Khi hai bạn ly hôn, việc thực hiện nghĩa vụ đó vẫn không chấm dứt, cụ thể như sau:

Tài sản thế chấp khi ly hôn chia như thế nào?

Tài sản thế chấp khi ly hôn chia như thế nào?

Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

“1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết”.

Do vậy, theo những quy định trên thì chúng tôi xác định vợ chồng bạn vẫn có thể ly hôn theo quy định của pháp luật, nhưng khoản nợ ngân hàng do thế chấp nhà thì vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn dù đó là tài sản chung của vợ, chồng. Hai bạn cần thực hiện hết nghĩa vụ trả tiền đối với ngân hàng ( hai người có nghĩa vụ liên đới). Sau khi đã trả hết tiền cho ngân hàng thì hai bạn có thể thỏa thuận để phân chia tài sản chung là ngôi nhà đó, nếu không thỏa thuận được thì sẽ phân chia theo quy định của pháp luật.

 Về vấn đề quyền nuôi con của bạn: theo như bạn trình bày thì bạn muốn nhận nuôi con, con của bạn hiện nay 10 tháng tuổi, do đó, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì bạn có quyền nuôi con, cụ thể như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Như vậy, theo Khoản 3, điều 81, Luật hôn nhân và gia đình thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Đây là chính sách bảo vệ trẻ em của Nhà nước bởi trẻ dưới 36 tháng tuổi con rất nhỏ, cần mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng vì bản năng của người mẹ cũng như vai trò thường nhiều hơn người bố.

Do đó, con bạn mới 10 tháng tuổi, bạn có công việc ổn định cho nên bạn sẽ được quyền nuôi con nếu hai vợ chồng không có thỏa thuận gì khác.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm thủ tục ly hôn, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi