Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội cướp giật tài sản là gì theo Bộ luật hình sự mới nhất?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tư vấn Luật Hình sự |
  • 27518 Lượt xem

Tội cướp giật tài sản là gì theo Bộ luật hình sự mới nhất?

Cướp giật tài sản, được hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

Quyền đối với tài sản của cá nhân, tổ chức là khách thể được luật hình sự bảo vệ. Theo đó, Bộ luật hình sự từ lâu đã ghi nhận các tội phạm xâm phạm đến quyền này và mức xử phạt tương ứng. Tội cướp giật tài sản là gì theo Bộ luật hình sự mới nhất? như thế nào. Trong phạm vi hữu hạn của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ đi vào phân tích về tội cướp giật tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự mới nhất – Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tội cướp giật tài sản là gì?

Theo quy định tại Điều 171 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội cướp giật tài sản như sau:

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Hậu quả của tội cướp giật tài sản

Hậu quả của tội cướp giật tài sản là gây thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn gây ra một số thiệt hại khác như thiệt hại về tính mạng, thiệt hại về sức khỏe hoặc những thiệt hại khác.

Mặc dù điều luật không quy định rõ nhưng về mặt lý luận thì tội cướp giật tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất vì vậy chỉ khi nào người phạm tội giật được tài sản thì tội phạm mới được coi là hoàn thành. Nếu chỉ có hành vi giật mà chưa giật được tài sản thì thuộc trường hợp là phạm tội chưa đạt.

Tư vấn tội cướp giật tài sản theo Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này thể hiện qua dấu hiệu sau:

– Có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Được hiểu là người phạm tội không cần che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo bất ngờ và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn.

– Để thực hiện được hành vi này người phạm tội không sử dụng vũ lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để cướp), cũng không đe dọa sử dụng vũ lực hay uy hiếp tinh thần của người bị hại như trong tội cướp tài sản mà chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự sơ hở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản (chẳng hạn như trẻ em, người già, phụ nữ…) để giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát.

– Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt của tội phạm này là được thực hiện một cách bất ngờ và nhanh chóng (trong một khoản thời gian rất ngắn, thường chỉ trong một vài giây là đã thực hiện xong hành vi chiếm đoạt) làm cho người bị hại không kịp ứng phó. Đồng thời ngay sau khi đoạt được tài sản từ tay người bị hại, người phạm tội cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị hại. Thông thường thì người phạm tội có sử dụng phương tiện để thực hiện tội phạm (như dùng xe phân khối lớn để cướp giật…)

Lưu ý:

+ Đối tượng của hành vi cướp giật tài sản (tương tự như đối tượng của tội cướp tài sản). Tuy nhiên thông thường là nữ trang, tiền và các giấy tờ có giá trị như tiền, là những vật nhẹ, gọn, dễ lấy và cất giấu một cách dễ dàng.

+ Nhiều trường hợp người phạm tội cũng sử dụng thủ đoạn tinh vi để tạo sơ hở mất cảnh giác của chủ sở hữu tài sản, người quản lý tài sản để thực hiện hành vi cướp giật.

Ví dụ: giả vờ hỏi mua điện thoại di động, khi được chủ tài sản đưa cho xem đã nhanh chóng tẩu thoát cầm theo chiếc điện thoại.

+ Trường hợp người bị hại giữ, giằng, giật lại tài sản khi bị cướp giật tài sản của mình, thì ngay lúc đó người có hành vi cướp giật sử dụng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt bằng được tài sản đó. Trường hợp này là sự chuyển hoá tội phạm, từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản.

+ Tính chất công khai ở tội này cũng là công khai về hành vi đối với người bị hại, người phạm tội có thể giấu mặt, lợi dụng ban đêm khi thực hiện hành vi cướp giật. Việc giấu mặt đó không ảnh hưởng đến tính công khai của hành vi cướp giật.

+ Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã giật được tài sản. Nếu không cướp giật được tài sản mà không phải do tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội, thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Định lượng tài sản chiếm đoạt không phải là yếu tố định tội mà chỉ là yếu tố định khung hình phạt.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Về hình phạt

Mức hình phạt đối với tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nếu ở mặt khách quan.

Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tổ chức (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

+ Có tính chất chuyên nghiệp (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

+ Dùng thủ đoạn nguy hiểm. Được hiểu là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản rất táo bạo, có thể gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của chủ sở hữu tài sản, hoặc người quản lý tài sản như cướp giật tài sản của người đang đi xe gắn máy trên đường phố rồi đạp người bị hại ngã để tẩu thoát.

+ Hành hung để tẩu thoát. Được hiểu là hành vi của người phạm tội dùng vũ lực (như đấm, đá, dùng gậy đánh…) chống trả lại việc đuổi bắt nhằm mục đích tẩu thoát khỏi sự truy đuổi của người bị hại hoặc những người khác.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

+ Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

Khung ba (khoản 3)

Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

Khung bốn (khoản 4)

Có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng)

Tổng đài tư vấn 19006557 – Tư vấn pháp luật về tội cướp giật tài sản nhanh chóng, hiệu quả, chính xác

Thực tế, khi có vụ việc với những dấu hiệu của Tội cướp giật tài sản xảy ra trên thực tế, Quý vị có thể là nạn nhân, người đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và thường có những thắc mắc như:

– Làm thế nào để xác định tội cướp giật tài sản?

Phân biệt Tội cướp giật tài sản với các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu khác?

Mức phạt cụ thể khi cướp giật tài sản như thế nào?

– Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sựtăng nặng trách nhiệm hình sự khi phạm tội?

Tố giác tội cướp giật tài sản như thế nào?

Trình tự, thời gian xử lý người phạm tội cướp giật tài sản?

Tài sản trong vụ việc cướp giật tài sản được xử lý như thế nào?

– Người bị cướp giật tài sản được bồi thường ra sao?…

Để trả lời cho những câu hỏi như trên đòi hỏi vững vàng về chuyên môn, kinh nghiệm và không phải ai cũng có những điều này. Do đó, một giải pháp đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao là nhờ đến sự hỗ trợ pháp lý của các đơn vị uy tín. Công ty Luật Hoàng Phi với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tận tâm, chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm và luôn cập nhật những văn bản mới nhất hiện đang triển khai Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557. Chúng tôi hỗ trợ các lĩnh vực pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự trong khoảng thời gian từ thứ 2 đến thứ 6 trong khung giờ từ 8h00 đến 17h00, thứ 7 chỉ làm việc buổi sáng từ 8h00 đến 12h00 giúp Quý khách hàng tiếp cận các quy định pháp luật hiện hành một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất.

Trên đây là những nội dung tư vấn về Tội cướp giật tài sản chúng tôi muốn gửi tới Khách hàng, trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!


Quý vị có thể tham khảo mục Hỏi đáp pháp luật Hình sự để được hỗ trợ các nội dung liên quan như:

Giả danh cảnh sát cướp giật tài sản thì bị xử lý thế nào? 

Kính gửi Luật Hoàng Phi, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau:

Một buổi tối, trên đường đi làm về, chi tôi bị hai người mặc quần áo cảnh sát chặn đường yêu cầu xuất trình giấy chứng minh nhân dân. Khi chị tôi đang loay hoay tìm giấy chứng minh trong túi của mình thì một người nói: “Chị đưa túi cho chúng tôi kiểm tra”. Chị tôi vừa đưa túi cho thì ngay lập tức người này nhảy lên xe máy và được người kia chở chạy vụt đi. Chị tôi hét lên “Cướp, cướp, cướp…”. Đúng lúc đó, có một tổ tuần tra đi đến, họ đã kịp chặn xe của hai người này. Qua tìm hiểu chị tôi biết đó là hai kẻ giả danh cảnh sát. Hành vi của hai kẻ giả danh cảnh sát này sẽ bi pháp luật trừng trị như thế nào?

Trả lời:

Về câu hỏi Giả danh cảnh sát cướp giật tài sản thì bị xử lý thế nào? Luật sư tư vấn hình sự trả lời bạn như sau:

Căn cứ Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội cướp giật tài sản thì:

Khoản 1: Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm với người cướp giật tài sản của người khác.

– Khoản 2: Phạt tù từ 3 năm đến 10 năm với người phạm tội cướp giật tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

+ Hành hung để tẩu thoát;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, dựa theo các tình tiết cụ thể của vụ việc, người phạm tội cướp giật tài sản có thể bị phạt tù ở các mức từ 7 năm đến 15 năm (khoản 3 Điều 171), từ 12 năm đến 12 năm hoặc tù chung thân (khoản 4 Điều 171).

Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Căn cứ vào các quy định trên, hai người giả danh Cảnh sát đã phạm tội cướp giật tài sản và tội giả mạo chức vụ, cấp bậc. Với tội cướp giật tài sản, họ có thể bị xử phạt tù từ ba năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân (khoản 2 và khoản 4 Điều 171). Với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, họ có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm (Điều 339).

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (28 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi