• Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 945 Lượt xem

Quy trình xử lý vật chứng

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Trong Tố tụng Hình sự, chất lượng bản án, quyết định xủa Tòa án được đánh giá trên nhiều tiêu chí khác nhau. Ở những vụ án mà Tòa án phải thực hiện việc xử lý vật chứng, chất lượng của hoạt động xử lý vật chứng nói chung và xử lý vật chứng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng, là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng bản án, quyết định của Tòa án – đây là một phương thức đảm bảo và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Tố tụng Hình sự: Đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, …Thông qua bài viết này, Chúng tôi xin giới thiệu tới Quý bạn đọc Quy trình xử lý vật chứng.

Xử lý vật chứng là gì?

– Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

– Xử lý vật chứng là việc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, khi điều tra, giải quyết vụ án hình sự, tiến hành xem xét, giải quyết các vật thể có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự theo cách thức có tính bắt buộc do pháp luật quy định, nhằm góp phần giải quyết đúng đắn, nhanh chóng, toàn diện vụ án hình sự, qua đó bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Nguyên tắc xử lý vật chứng trong Tố tụng Hình sự

Xử lý vật chứng được tiếp cận với tư cách là một hoạt động tố tụng hình sự, vì vậy, nó cũng mang những nguyên tắc chung của hoạt động tố tụng hình sự. Đó có thể là:

– Nguyên tắc đảm bảo pháp chế Xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.

Nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên Nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân. Đây cũng là nguyên tắc quan trọng nhất và xuyên suốt toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Khi xử lý vật chứng, người có thẩm quyền phải căn cứ vào những quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và Bộ luật Hình sự, cụ thể là các quy địng về thẩm quyền xử lý, cách thức, trình tự, thủ tục xử lý vật chứng.

– Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.

Biểu hiện rõ ét của nguyên tắc này trong hoạt động xử lý vật chứng chính là yêu cầu tôn trọng và bảo vệ các quyền sở hữu của công dân. Nguyên tắc này đòi hỏi người có thẩm quyền xử lý vật chứng cần tuyệt đối tuân thủ pháp luật trong khi xử lý vật chứng, nêu cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, coi tài sản của dân cũng là tài sản của mình, tránh tình trạng thờ ơ, bỏ mặc, ảnh hưởng lợi ích của người dân.

– Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.

Trong hoạt động xử lý vật chứng, nguyên tắc này có biểu hiện là mọi công dân đều bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vật chứng. Theo đó, người có thẩm quyền xử lý vật chứng phải đảm bảo rằng, mọi người tham gia tố tụng đều có quyền như nhau trong việc áp dụng căn cứ xử lý, trình tự, thủ tục, cách thức xử lý vật chứng.

– Nguyên tắc bảo đảm sự nhanh chóng, kịp thời trong việc xử lý vật chứng.

Việc bảo đảm sự nhanh chóng, kịp thời trong hoạt động xử lý vật chứng là một đòi hỏi hết sức cần thiết, xuyên suốt toàn bộ quá trình xử lý vật chứng của cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu không đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời sẽ không đáp ứng được nguyện vọng của người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến vật chứng cần xử lý, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng

– Việc xử lý vật chứng sẽ do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử.

– Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

Quy trình xử lý vật chứng

Tại khoản 2, 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về việc xử lý vật chứng như sau:

– Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy.

– Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

– Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

– Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó.

– Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.

– Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy.

– Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là Quy trình xử lý vật chứng và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi