Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Xử lý hành vi lập chứng từ khống để rút tiền từ ngân sách?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 9525 Lượt xem

Xử lý hành vi lập chứng từ khống để rút tiền từ ngân sách?

A là chủ nhiệm hợp tác xã, trong quá trình công tác đã có hành vi cấu kết cùng các đối tượng khác làm khống các chứng từ để thu lợi từ ngân sách Nhà nước. Luật sư cho tôi hỏi: Anh An có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay bị xử phạt hành chính? Những thành viên trong hội đồng quản trị có bị xử phạt không? Cơ quan công an có quyền thu tiền nộp phạt của An không?

Câu hỏi:

Xin luật sư tư vấn giúp em vụ việc này, nội dung như sau:
Anh An làm chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX hoạt động do ngân sách nhà nước cấp) từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2015 thì nghỉ chuyển sang công tác khác. Trong thời gian làm chủ nhiệm hợp tác xã anh An cùng kế toán đã làm khống 1 số chứng từ để hoàn thiện hồ sơ gửi phòng nông nghiệp huyện duyệt quyết toán thì  mới được rút tiền về để hoạt động cho hợp tác xã. Việc khai khống 1 số chứng từ là để bù cho những khoản chi không có chứng từ hoặc không lấy được chứng từ và còn cả tiền đút cho phòng để họ duyệt hồ sơ, cho lãnh đạo xã… số tiền làm khống chứng từ khoảng hơn 100 triệu. Việc làm trên của anh An đều được công  khai với hội đồng quan trị và được hội đồng quản trị nhất trí. Mặt khác việc chi và khai khống chứng từ đều để cho tập thể không vì vụ lợi. Hợp tác xã của anh An được cấp hơn 500 triệu tuy nhiên trong thời gian anh An làm chủ nhiệm thì mới được rút hơn 400 triệu, số còn lại bàn giao cho người mới.

Hỏi:

1. Anh An có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay bị xử phạt hành chính?

2. Những thành viên trong hội đồng quản trị có bị xử phạt không?

3. Cơ quan công an có quyền thu tiền nộp phạt của An không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật sư của Hoàng Phi xin được đưa ra  một số ý kiến tư vấn như sau:

Thứ nhất, anh An sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Điều 139 Bộ luật hình sự 1999điểm a khoản  2 điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đếnhai mươi năm, tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Hành vi của anh An có đủ các dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định nêu trên:

Về mặt chủ thể, tại thời điểm thực hiện hành vi, An đang làm chủ nhiệm HTX nên An chắc chắn là người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và những thủ đoạn, cách thức An sử dụng cho thấy An không hề mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

Về mặt thể, hành vi của An xâm phạm quan hệ sở hữu mà Pháp luật hình sự mà cụ thể là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.

Về yếu tố chủ quan, An thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý, bản thân An biết và buộc phải biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng để đạt những mục đích đặt ra thì An vẫn thực hiện hành vi vi phạm đến cùng. Không quan trọng mục đích thực hiện hành vi của An là vụ lợi cá nhân hay vì mục đích tập thể, pháp luật nghiêm cấm những hành vi này.

Về yếu tố khách quan, hành vi của An phù hợp với hành vi được miêu tả trong cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều 139 Bộ luật hình sự 1999. Cụ thể, An đã chủ mưu và trực tiếp thực hiện các hành vi để làm khống chứng từ, đây là hành vi gian dối để qua mắt sự kiểm tra nhằm lấy được tiền từ ngân sách một cách “hợp pháp”. Đồng thời, giá trị tài sản chiếm đoạt thực tế là hơn 400 triệu cho đến khi A chuyển công tác đến cơ quan khác cũng thỏa mãn dấu hiệu về giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Từ những căn cứ trên, An hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 4 điều 139 Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009. Đây là hành vi có tính nguy hiểm cao đối với xã hội, đồng thời gây ra thiệt hại rất lớn cho Nhà nước nên không thể xử lý hành chính với An.

Xử lý hành vi lập chứng từ khống để rút tiền từ ngân sách?

Xử lý hành vi lập chứng từ khống để rút tiền từ ngân sách?

Thứ hai: Những thành viên hội đồng quản trị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Khoản 1 điều 133 và điều 134 Bộ Luật hình sự 1999 quy định:

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc  phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

– Điều 133 (tội cướp tài sản); Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 138, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 139, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 143, các khoản 2, 3 và 4 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);”

Điều 314. Tội không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị e m ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”

Về mặt khách thể, hành vi của những người này xâm phạm đến trật tự quản lý xã hội được Nhà nước bảo vệ, cụ thể, hành vi mang tính chất “tiếp tay” tội phạm, gây khó khăn cho công tác điều tra tội phạm.

Về mặt chủ thể, với tính chất công việc và cương vị là thành viên hội đồng quản trị hợp tác xã  đòi hỏi những người này phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ cũng như không mắc các bệnh dẫn đến mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Về yếu tố chủ quan, những người này đều thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, họ đều biết rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật những vấn cố ý thực hiện đến cùng hành vi của mình khi không khai báo với cơ quan chức năng cho đến khi vụ việc bị phát hiện.

Về yếu tố khách quan,như đã phân tích ở trên, chủ nhiệm hợp tác xã A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4 điều 139 BLHS 1999, do đó, theo quy định tại khoản 1 điều 313 và điều 314 BLHS 1999 nêu trên thì những người có hành vi không tố giác hành vi của An có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 314 BLHS 1999. Các thành viên hội đồng quản trị HTX đều được An thông báo về việc thực hiện những chứng từ khống để rút tiền một cách bất hợp pháp từ ngân sách để sử dụng cho những mục đích cụ thể. Dù biết về hành vi phạm tội của An nhưng những người này không tố giác với Cơ quan chức năng qua đó cấu thành nên hành vi không tố giác tội phạm.

Cũng cần lưu ý rằng, theo quy định tại khoản 2 điều 314 BLHS 1999 thì những thành viên hội đồng quản trị HTX nếu là người thân thích của An như ông bà, cha mẹ, con đẻ… thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.

Thứ ba: An có thể bị áp dụng hình thức xử lý phạt tiền:

Theo quy định tại Điều 28 Bộ Luật hình sự thì phạt tiền vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung và theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 điều 28  Bộ Luật hình sự thì: “Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.”

Điều 30 BLHS 1999 quy định về Phạt tiền như sau:

1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm  khác do Bộ  luật này  quy định.

2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Từ những quy định trên và những thông tin về tình huống thì trong trường hợp này, An có thể bị áp dụng hình thức phạt tiền với tính chất là một hình phạt bổ sung mang bản chất là khoản tiền “khắc phục hậu quả” cho hành vi của An. Mức phạt tiền sẽ được quyết định dựa trên hậu quả thực tế của hành vi A gây ra và những điều kiện nhân thân của An.

Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi