Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Bộ luật hình sự
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5703 Lượt xem

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Bộ luật hình sự

Do được người khác thách đánh nhau, em đã thực hiện việc đánh nhau với họ, hậu quả em dùng dao gây thương tích cho 2 người phải nằm viện, trường hợp của em được coi là phòng vệ chính đáng không? Bị phạt như thế nào?

Câu hỏi:

Em có một câu hỏi muốn được tư vấn như sau: em và 1 người cùng làm bảo vệ cho 1 tòa nhà. Đến 1 hôm em xin nghỉ về quê đi khám nghĩa vụ quân sự, trong lúc xin nghỉ khám sức khỏe, thì em nhuộm tóc lên cho đẹp, khi lên Hà Nội thì người đó (là người cùng làm bảo vệ của tòa nhà). Nó chửi em là “mày thích nhuộm tóc giống anh à”, “mày thích chết không”. Và thách em đánh nhau, Đến 8h tối ngày hôm sau, em thấy nó đi cùng 2 người ở ven đường đi làm về. Em xuống đánh nó, 2 người về cùng nó vào đánh em.

Mà em không có xích mích gì với 2 người đó. Em không thể đánh lại cả 3 người họ. Nên em chạy đi. Trong lúc chạy em dẫm vào 1 con dao con. Em nhặt lên và quay lại dọa dẫm 3 người đối phương, 2 người nhặt gạch để ném em. Một người lao vào đánh nhau với em luôn. em dùng dao để chống cự thì em cứ đâm liên tiếp. Em không hề biết là em đã đâm trúng hay chưa, rồi 1 người cầm gạch ném trúng đầu em và đó cũng là người gây sự, thách thức với em về việc nhuộm tóc ngày hôm trước.

Em tức quá và đuổi theo để đâm. Em đã đâm trúng và gây thương tích khá sâu. Em sợ quá chạy về phòng trọ, rồi chỉ huy trưởng đội bảo vệ tòa nhà, gọi em đến gặp tại bệnh viện. Lúc đó em biết em đã gây thương tích cho 2 người, một người thì bị đâm ngoài da. Còn 1 người bị em đâm gần vào phổi. Em chưa biết tỉ lệ tổn thương của người đó là bao nhiêu vì hiện tại người đó vẫn đang điều trị tại bệnh viện.

Cho em hỏi với hành vi của em thì có được coi là phòng vệ không? nếu không thì em sẽ bị phạt như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật Hình sự, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

Vấn đề thứ nhất của bạn đó là bạn muốn hỏi trường hợp của bạn có được coi là phòng vệ chính đáng hay không? phòng vệ chính đáng sẽ không được coi là tội phạm, nhưng nó phải trong một số trường hợp cụ thể thì mới được coi là phòng vệ chính đáng. Theo đó, Bộ luật hình sự năm 2015 đã có quy định về Phòng vệ chính đáng như sau:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1, Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2, Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, Pháp luật quy định phòng vệ chính đáng là hành vi của một người, để bảo vệ lợi ích của mình, của nhà nước, của cơ quan (là những đối tượng mà mọi công dân phải tôn trọng và bảo vệ)…mà thực hiện chống trả lại (một cách cần thiết ) người đang có hành vi xâm hại đến mình. Hành vi phòng vệ chính đáng có đặc trưng là phải là hành vi chống trả một cách cần thiết, nếu không thực hiện hành vi đó thì thiệt hại sẽ xảy ra, và người chống trả phải không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gây thiệt hại cho người đang tấn công. Nếu người chống trả mà gây thiệt hại quá mức cần thiết thì được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Theo như bạn đã trình bày, bạn được “thách” đánh nhau và khi gặp những người thách bạn đánh nhau, bạn đã xông vào đánh nhau với những người đó, sau đó, bạn có thời gian chạy thoát, nhưng lại nhặt dao lên để đâm liên tiếp vào những người đánh bạn, và còn có hành vi đuổi theo người khác để đâm, những hành vi của bạn không được coi là phòng vệ chính đáng bởi bạn là người xông vào đánh những người kia trước, hơn nữa khi đang đánh nhau bạn còn nhặt dao lên tiếp tục đâm vào họ, dù là để phòng vệ nhưng cũng đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả đã gây ra.

Vấn đề thứ hai của bạn đó là bạn sẽ bị phạt như thế nào? chúng tôi nhận thấy, bạn đã thực hiện hành vi đánh nhau với những người khác, gây hậu quả cho những người còn lại đó là thương tích phải vào bệnh viện, có người bị đâm gần phổi. Với những hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ nhất, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn xã hội, an ninh trật tự;phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình như sau:

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Do đó, bạn và những người cùng đánh nhau có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm cũng như mức độ ảnh hưởng của vụ đánh nhau.

Thứ hai, bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1, Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

….

Bạn không trình bày rõ là người bị bạn gây thương tích có tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm, nếu người đó có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Tuy nhiên, bạn dùng dao nhọn gây thương tích, được xác định là hung khí nguy hiểm và bạn đã gây thiệt hại cho 2 người trở lên, thuộc quy định tại điểm a, khoản 1, điều 134 Bộ luật hình sự 2015 cho nên bạn vẫn sẽ bị truy cứu về tội danh này dù tỷ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11%.

Tóm lại, trường hợp của bạn không được coi là phòng vệ chính đáng và bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi của mình. 


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật hình sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm?

Tôi có một cậu em họ hiện đang là sinh viên trên Sài Gòn, cuối tuần trước có một vụ cướp ở một tiệm vàng trên địa bàn quận nhất. Em tôi có tình cờ đi qua đúng lúc vụ cướp diễn ra nên có tham gia truy bắt tên cướp. Trong lúc đang giằng co với tên cướp để lấy lại số vàng thì em tôi có đạp tên cướp ngã ra đường. Tên cướp bị xe chạy trên đường đụng phải dẫn đến gãy tay trái. Xin hỏi, trường hợp của em tôi có phải là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không? Nếu phải thì em tôi có thể bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật sư của Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Theo Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định về phòng về chính đáng thì:

– Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

– Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Có thể thấy, vấn đề quan trong trong trường hợp này là xác định xem em trai bạn có hành vi vượt quá giới hạn của phòng về chính đáng hay không. Để xác định được vấn đề này cần có sự phân tích đánh giá những nội dung sau:

Thứ nhất: Nạn nhân trong trường hợp này là một người thực hiện hành vi cướp tài sản ở cửa tiệm vàng. Thiệt hại mà người này phải chịu khi giằng co với em trai bạn là gãy tay trái. Một cách chung nhất, vết thương do gãy tay là vết thương có thể lành lại sau khi được chữa trị, chức năng của tay và các hoạt động bình thường của cơ thể có thể được khôi phục lại hoặc trong trường hợp nặng thì sẽ để lại cố tật. Vậy nên có thể thấy, về cơ bản hậu quả của việc gãy tay gây ra đối với sức khỏe của tên cướp là không quá lớn, không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận định mang tính chất chủ quan, cần có kết quả giám định thiệt hại sức khỏe đúng quy định của cơ quan có chức năng để xác định mức tổn hại sức khỏe thực tế.

Thứ hai: Về sự cần thiết của hành vi phòng vệ. Cướp được hiểu là hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của người khác, đây cũng là hành vi mang tính chất nguy hiểm cao đối với xã hội bởi tính táo tợn, liều lĩnh và côn đồ của người thực hiện.

Vậy nên, khi ở vào tình huống này, việc dùng các biện pháp mạnh, dùng vũ lực để ngăn cản hành vi phạm tội, bắt giữ người phạm tội là điều cần thiết. Như bạn có cung cấp thì em trai bạn trong quá trình giằng co có đạp tên cướp ngã ra đường, trong tình huống nguy hiểm và cấp bách về thời gian như vậy thi hành vi này nhiều khả năng là không nhằm cố ý gây thương tích cho tên cướp mà chỉ là hành vi vô ý nhằm lấy lại tài sản bị cướp là số vàng bị cướp.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, việc đánh giá một hành vi có vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong trường hợp của em trai bạn, theo những thông tin bạn cung cấp thì nhiều khả năng hành vi của em trai bạn sẽ được coi là hành vi phòng về chính đáng trong giới hạn được pháp luật cho phép và như vậy thì em trai bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi