Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội?
Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội là nhằm đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ và trách nhiệm của công dân đối với nhà nước.
Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta. Vậy Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội? Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Hiến pháp là gì?
Căn cứ Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
– Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
– Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
Như vậy, Hiến pháp là đạo luật gốc do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Nội dung cơ bản của Hiến pháp
Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 được quy định từ Điều 1 đến Điều 120 gồm:
– Chế độ chính trị: Điều 1 – Điều 13
– Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Điều 14 – Điều 49
– Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường: Điều 50 – Điều 63
– Bảo vệ tổ quốc: Điều 64 – Điều 68
– Quốc hội: Điều 69 – Điều 85
– Chủ tịch nước: Điều 86 – Điều 93
– Chính phủ: Điều 94 – Điều 101
– Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân: Điều 102 – Điều 109
– Chính quyền địa phương: Điều 110 – Điều 116
– Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước: Điều 117 – Điều 118
– Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp: Điều 119 – Điều 120
Vai trò của hiến pháp
– Thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà nước
Hiến pháp quy định cơ cấu của bộ máy nhà nước và trao quyền hạn cho các cơ quan này. Quy định quyền lập pháp cho Quốc hội, quyền hành pháp cho Chính phủ, quyền tư pháp cho Tòa án. Chỉ khi được quy định trong Hiến pháp, các cơ quan nhà nước và quyền lực của các cơ quan đó mới có tính pháp lý cũng như trên cơ sở đó xác định quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể.
– Giới hạn và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước
Cùng với việc trao quyền, Hiến pháp còn xác định giới hạn cũng như cách thức sử dụng quyền lực được giao, tức là đảm bảo tính kiểm soát trong quyền lực của các chủ thể. Các cơ quan nhà nước không chỉ làm việc theo đơn vị, theo tổ chức mà con được kiểm soát bởi cấp trên, kiểm soát lẫn nhau.
Ngoài ra, hiến pháp còn thiết lập các cơ chế và thiết chế để giám sát. Kiểm soát và xử lý việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước. Ví dụ: cơ chế giám sát nội bộ giữa các cơ quan nhà nước; cơ chế giám sát thông qua các cơ quan hiến định độc lập; cơ chế giám sát của xã hội thông qua các quyền con người, quyền công dân;…
– Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân
Song song với việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, hiến pháp còn quy định các thiết chế, các cơ chế để đảm bảo các quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.
Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội?
Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội vì:
– Nhà nước ta xây dựng theo chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng một đất nước của dân, do dân và vì dân.
Nhà nước của dân, do dân và vì dân là mọi hoạt động của nhà nước đều do nhân dân làm chủ, mọi hoạt động đều do nhân dân và vì những quyền và lợi ích của người dân. Trong bộ máy nhà nước trung ương đến địa phương đều do nhân dân quản lí. Trong bộ máy nhà nước Trung ương thì Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân và do nhân dân bầu cử. Còn bộ máy nhà nước tại địa phương thì Hội đồng nhân dân là cơ quan do nhân dân bầu cử và Uỷ ban nhân dân phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân.
– Hiến pháp là văn bản pháp lí cao nhất của đất nước nên khi quy định mục tiêu nhà nước của dân, do dân và vì dân thì mọi hoạt động hay văn bản khác đều phải tuân theo.
Khi quy định nhân dân có quyền quản lí nhà nước, quản lí xã hội được quy định trong hiến pháp thì mọi hoạt động của nhà nước đều phải hoạt động theo đúng quy định pháp luật, mọi văn bản pháp lí khác đều không được phép vi hiến. Còn nếu như không quy định nội dung quản lí nhà nước, quản lí xã hội trong hiến pháp thì những chủ trương, đường lối của Đảng không được thực hiện nghiêm chỉnh.
Như vậy Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội là nhằm đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ và trách nhiệm của công dân đối với nhà nước.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Ngân sách là gì? Các vấn đề liên quan đến ngân sách
Ngân sách là một kế hoạch chi tiêu tài chính được lập ra để quản lý tiền của một tổ chức hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Ngân sách bao gồm các khoản thu nhập và chi phí dự kiến trong một khoảng thời gian nhất...

Bài tuyên truyền bệnh đậu mùa khỉ trong trường học
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp khẩn và đưa ra những cảnh báo về căn bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát tại 12 quốc gia trên thế giới và có nguy cơ lan sang nhiều nước khác, dưới đây sẽ là Bài tuyên truyền bệnh đậu mùa khỉ trong trường...

Việt vị trong bóng đá là gì?
"Việt vị" trong bóng đá là một quy tắc của trò chơi này, khi một cầu thủ được coi là ở vị trí việt vị khi anh ta đứng gần hơn vị trí của bóng hơn so với người chơi đối phương và vị trí của bóng khi bóng được...

Bài tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích
Tai nạn thương tích xảy ra rất phổ biến hiện nay, dưới đây sẽ là Bài tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích để quý độc giả có thể tham...

Nato là gì? Khối Nato có bao nhiêu nước?
NATO là viết tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization). NATO là một tổ chức quân sự và chính trị gồm các nước thành viên chủ yếu là các nước tây bắc châu Âu và Bắc...
Xem thêm