Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6098 Lượt xem

Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Mọi công dân để được bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Mỗi người dân để được pháp luật bảo vệ những bí mật này bởi chúng liên quan đến đời sống cá nhân của người đó.

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền tự do cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ đã được quy định rõ ràng trong Hiến pháp 2013.

Vậy cụ thể bí mật thư tín là gì? Nêu Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? Khách hàng quan tâm những nội dung trên vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Bí mật thư tín là gì?

Thư tín là văn bản chứa đựng những thông tin mà một người muốn báo cho một (hoặc nhiều) người khác biết. Theo nghĩa rộng nhất, thư tín là bất kì thông tin nào được ghi nhận dưới một hình thức vật chất nhất định và được chuyển từ một người (người gửi) sang một người khác (người nhận), theo ý chí của người gửi. Hình thức vật chất đó đồng thời cũng là phương thức bảo quản thông tin trong quá trình di chuyển từ người sang người. Ví dụ về hình thức của thư tín như

– Thư viết trên giấy, là loại thư tín cổ điển. Thông tin được ghi nhận trên giấy có thể bằng chữ viết thông thường hoặc bằng một hệ thống kí hiệu quy ước giữa chủ thể gửi thông tin và chủ thể nhận thông tin (gọi là mật mã trong ngôn ngữ thông dụng);

– Thông tin có thể được chứa đựng trong băng, đĩa từ dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh hoặc cả ba;

– Thư được soạn thảo trên máy tính và gửi từ một địa chỉ điện tử đến một địa chỉ điện tử khác, thông qua mạng internet;

– Nhắn tin qua điện thoại, đây là việc để lại lời nhắn trên hộp thư thoại hoặc hộp tin nhắn của một số điện thoại. Lời nhắn trên hộp thư thoại tồn tại dưới dạng lời nói (lời đối thoại) được ghi âm.

Pháp luật quy định thế nào về Quyền được đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

Mọi công dân để được bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Mỗi người dân để được pháp luật bảo vệ những bí mật này bởi chúng liên quan đến đời sống cá nhân của người đó.

Những người có hành vi xem trộm hoặc nhìn lén đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó Các hành vi xâm phạm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có thể kể đến như:

Xem trộm thư

Nghe trộm điện thoại của người khác

Nhặt được thư người khác vứt đi

Tự ý thu giữ, hủy thư tín của người khác…

Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Ví dụ 1: Lan có người bạn thân là Hòa và hai người thường xuyên nhắn tin cho nhau để trò chuyện. Trong một lần Lan để quên điện thoại trên phòng, mẹ Lan nhìn thấy và vào đọc tin nhắn của Lan. Hai đứa thường trò chuyện những câu chuyện khó chia sẻ với nhau. Mẹ Lan đã nói với Lan và kêu Lan lần sau hãy chia sẻ cùng mẹ. Mẹ Lan có hành vi vi phạm bí mật điện thoại, điện tín của Lan.

Ví dụ 2: Chị Hoa có gửi một bức thư cho chị Mai kể về cuộc sống của chị Hoa ở nước ngoài. Trên đường vận chuyển thì bức thư đó bị kẹt và rách một góc. Thấy vậy người nhân viên vận chuyển khá tò mò và mở bức thư ra xem. Sau khi đọc xong thì gắn lại và cho vào vận chuyển tiếp. Khi chị Mai nhận được thì thấy bức thư đã bị rách. Hành vi của người nhân viên đã xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín của khách hàng.

Xử lý hành chính về xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện thoại, điện tín

Theo khoản 2 Điều 51 Nghị định 167, nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 01 –  1,5 triệu đồng.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP cũng quy định, trường hợp cố tình thu thập tin nhắn, email mà không được sự đồng ý, người vi phạm còn có thể bị phạt hành chính với mức phạt lên đến 20 triệu đồng:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

o) Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào;

p) Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng;

q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

r) Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật.

Xử lý hình sự về xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được quy định, hướng dẫn tại Điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung 2017), cụ thể như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d)Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

đ)Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Khách hàng theo dõi, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi