Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7576 Lượt xem

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là sự tự nguyện từ bỏ việc thực hiện đến cùng hành vi phạm tội mà người thực hiện hành vi đã bắt đầu mặc dù họ biết là có khả năng làm việc đó và không có gì ngăn cản họ

Khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Khái niệm Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được Bộ luật hình sự năm 2015 đưa ra tại Điều 16 như sau:

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Bình luận Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Theo Điều luật quy định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là sự tự nguyện từ bỏ việc thực hiện đến cùng hành vi phạm tội mà người thực hiện hành vi đã bắt đầu mặc dù họ biết là có khả năng làm việc đó và không có gì ngăn cản họ. Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ được thừa nhận khi có những điều kiện sau đây:

Hành vi chấm dứt việc phạm tội phải xảy ra khi tội phạm chưa hoàn thành, sự chấm dứt đó phải là tự nguyện và dứt khoát.

Hành vi chấm dứt phạm tội phải xảy ra trong quá trình thực hiện tội phạm, khi kết quả tội phạm mà chủ thể mong muốn đạt tới chưa xảy ra. Nếu kết quả phạm tội mà chủ thể mong muốn đã xảy ra rồi thì không còn sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nữa. Vì vậy:

+ Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ có thể xảy ra trong trường hợp tội phạm chưa hoàn thành. Nói cách khác, người phạm tội chưa hoàn thành hành vi phạm tội của mình đã tự ý nửa chừng chấm dứt, tuy rằng họ còn khả năng thực hiện tội phạm đến cùng.

+ Trong trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, người phạm tội mới từ bỏ việc tiếp tục xâm hại trong khi người phạm tội có khả năng thực hiện tội phạm đến cùng thì không được thừa nhận là hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội mà chỉ được coi như là sự “hối hận tích cực đáng được cân nhắc giảm nhẹ khi quyết định hình phạt”.

Ví dụ: H định giết K, đã bắn một viên đạn, nhưng không trúng rồi không bắn nữa vì sợ pháp luật trừng trị.

+ Hành vi tự động khôi phục lại tình trạng cũ hoặc hành vi tự thú sau khi tội phạm đã hoàn thành đều không được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Ví dụ: Trả lại tài sản đã bị chiếm đoạt sau khi tham ô, chưa bị phát hiện đã tự thú.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải là sự tự nguyện và dứt khoát. Sự chấm dứt được coi là tự nguyện nếu xác định được rằng hành vi đó được thực hiện theo ý chí riêng của người phạm tội, do cá nhân suy nghĩ, do người thân khuyên bảo hoặc do đồng phạm can ngăn… không kể vì động cơ gì (do hối hận, thương người bị hại, sợ bị phát hiện tội phạm hoặc sợ bị pháp luật trừng trị…) mặc dù họ có khả năng khách quan thực hiện tội phạm đến cùng và họ biết rằng có khả năng đó.

Ví dụ: A vì ghen tuông đã bóp cổ vợ, nhưng nghĩ đến đàn con nên A đình chỉ hành vi, bỏ ra khỏi nhà.

Nếu việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là do nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn của người có hành vi phạm tội, thì việc đó không được thừa nhận là tự nguyện, mà chỉ coi là việc chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

Ví dụ: Do cãi nhau, M đâm nhiều nhát dao vào N là người ở cùng nhà, N chống cự mãnh liệt, lại có người hàng xóm lớn tiếng kêu cứu, M phải đình chỉ việc tấn công, như vậy M phạm tội giết người chưa đạt.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải là tự nguyện và dứt khoát, tức là tự ý từ bỏ hẳn ý định phạm tội, chấm dứt hành vi phạm tội một cách triệt để, chứ không phải là tạm ngừng việc thực hiện tội phạm để chò cơ hội thuận tiện hơn, chuẩn bị phương tiện tinh vi hơn, thủ đoạn xảo quyệt hơn rồi sẽ tiếp tục phạm tội. Sự chấm dứt đó được thể hiện ở sự xử sự nhất định, không phải bằng lời nói của người bị phát hiện khi đang chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, mà thông thường bằng không hành động và không nhất thiết phải báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt việc phạm tội, phải tự thú…

+ Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu hành vi của họ không có dấu hiệu của một cấu thành tội phạm khác. Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội làm cho tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội không còn nữa, do đó việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ là không cần thiết.

Nhưng nếu hành vi đó cấu thành một tội phạm khác, thì người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác ấy.

Ví dụ: Người giả mạo giấy tờ để lừa đảo chiếm, đoạt tiền của Ngân hàng, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội lừa đảo, được miễn trách nhiệm hình sự về tội đó, nhưng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo giấy tờ. Người cố ý giết người, đã tấn công gây thương tích cho nạn nhân rồi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong trường hợp đồng phạm không áp dụng với người chủ mưu.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm chuẩn bị phạm tội là gì, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn Luật hình sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi: Xác định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

Em có một tình huống xin được tư vấn như sau:

Thắng (22 tuổi, trú tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên) là tài xế xe tải, có xích mích với phụ lái là Toán (37 tuổi, cùng quê). Ngày 26/10/2011, khi xe đến địa phận Thanh Hóa thì Thắng và Toán cãi nhau gay gắt. Thắng đuổi Toán xuống xe, Toán đuổi theo và bám vào cửa xe (phía bên Thắng đang cầm lái). Thắng xô mạnh cửa xe làm Toán ngã xuống đường, Toán bị xe cán qua người. Chạy thêm chừng 300m, Thắng bỏ xe, chạy trốn. Toán bị dập nát hai chân và chết. Tội phạm mà Thắng thực hiện được quy định tại Điều 93 BLHS. Luật sư cho tôi hỏi:

Phát biểu sau đây về vụ án đúng hay sai? Hãy giải thích: Nếu Thắng không bỏ trốn mà đến ngay cơ quan công an gần nhất để khai báo thì sẽ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Phát biểu trên là sai, nếu Thắng không bỏ trốn mà đến ngay cơ quan công an gần nhất để khai báo thì cũng không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Bởi vì:

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Bộ Luật hình sự 2015 thì hành vi được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải có đủ các điều kiện:

– Thứ nhất là việc người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Điều kiện này đòi hỏi người phạm tội khi đó vẫn đang còn điều kiện để thực hiện tội phạm như có công cụ, phương tiện phạm tội hiệu nghiệm, không bị ai đó phát hiện hoặc các điều kiện thuận lợi khác để người đó tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội của mình được trót lọt. Việc chấm dứt việc phạm tội này xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành.

Giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành được hiểu là trường hợp người phạm tội mới tìm kiếm, sửa soạn, trang bị các công cụ, phương tiện phạm tội hoặc họ chưa thực hiện hết các hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm. Vì vậy mà hậu quả của tội phạm vẫn chưa xảy ra cho xã hội. Trong lúc này, người phạm tội tự mình dừng lại, không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa. Còn nếu, người phạm tội chấm dứt hành vi của mình ở giai đoạn phạm tội hoàn thành hoặc chưa đạt nhưng đã hoàn thành  thì sẽ không được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì họ đã thực hiện hết hành vi khách quan của cấu thành tội phạm và hậu quả cho xã hội cũng đã xảy ra.

– Thứ hai là người phạm tội phải chấm dứt việc phạm tội một cách tự nguyện và dứt khoát. Sự chấm dứt này được thể hiện ở việc người phạm tội từ bỏ, dừng hẳn lại tội phạm. Người phạm tội phải chấm dứt việc phạm tội một cách hoàn toàn triệt để và phải tự mình chấm dứt, tự nguyện, tự giác chứ không phải vì lý do bị ngăn cản, phát hiện. Có thể chấm dứt việc phạm tội do nhiều nguyên nhân như sợ hãi, hối hận, hoặc sợ bị chịu sự trừng phạt của pháp luật,….

Như vậy, trong trường hợp trên, do mâu thuẫn cá nhân, khi anh Toán đuổi theo xe anh Thắng, anh Thắng đã có hành động xô mạnh cửa xe làm anh Toán ngã xuống đường và bị xe cán chết. Hậu quả là anh Toán đã chết đã xảy ra rồi, và khi thực hiện hành vi xô mạnh cửa xe để anh Toán ngã thì anh Thắng hoàn toàn có thể dự đoán được những nguy hiểm xảy ra nếu anh Toán bị ngã xuống đường. Tuy nhiên, anh Thắng vẫn thực hiện hành vi của mình. Trường hợp này, anh Thắng phạm phải tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp được quy định tại khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự:

Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”

Việc Thắng không bỏ trốn, mà đến cơ quan công an gần nhất để trình báo là một biện pháp giúp Thắng nhận được sự khoan hồng của pháp luật còn không thể căn cứ vào đó để khẳng định Thắng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được vì hành vi phạm tội của Thắng đã xảy ra, đã gây ra hậu quả chết người nên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người.

Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi