• Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6666 Lượt xem

Chuẩn bị phạm tội là gì?

Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn của việc thực hiện tội phạm, trong đó người phạm tội có những hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm.

Chuẩn bị phạm tội là gì?

“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện”.

Chuẩn bị phạm tội khác gì phạm tội chưa đạt?

Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:

Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Như vậy, có thể thấy, phạm tội chưa đạt là trường hợp chủ thể đã bắt đầu vào thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện được. Trong khi đó, chuẩn bị phạm tội chỉ dừng lại ở mức “chuẩn bị”, chủ thể mới bước vào công đoạn tìm kiếm, tạo điều kiện để thực hiện tội phạm chứ chưa bắt đầu thực hiện tội phạm.

Chuẩn bị phạm tội chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì người chuẩn bị phạm tội chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội sau:

– Tội phản bội Tổ quốc

– Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

– Tội gián điệp

– Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

– Tội bạo loạn

– Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân

– Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội

– Tội phá hoại chính sách đoàn kết

– Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Tội phá rối an ninh

– Tội chống phá cơ sở giam giữ

– Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

– Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

– Tội giết người (áp dụng đối với cả người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội)

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

– Tội cướp tài sản (áp dụng đối với cả người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội)

– Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

– Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

– Tội khủng bố

– Tội tài trợ khủng bố

– Tội bắt cóc con tin

– Tội cướp biển

– Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

– Tội rửa tiền

Tư vấn việc chuẩn bị phạm tội theo Bộ luật hình sự

Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn của việc thực hiện tội phạm, trong đó người phạm tội có những hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm.

Theo Luật Hình sự Việt Nam, chỉ từ lúc ý định phạm tội được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội (tức là chuẩn bị phạm tội) nhằm thực hiện sự xâm hại có dự tính từ trước, thì người chuẩn bị phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo Điều 17 Bộ luật Hình sự quy định thì việc chuẩn bị phạm tội có thể được tiến hành bằng cách tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm (Ví dụ: Mua sắm thuốc độc hoặc mài dao để giết người; làm chìa khoá giả hoặc móc sắt để trộm cắp…) bằng các hành vi cố ý khác tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm (Ví dụ: Rủ rê người khác cùng tham gia thực hiện tội phạm, nhờ người khác tìm a xít để đánh ghen).

Trong một số trường hợp, hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội độc lập khác, thì người có hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội độc lập đã hoàn thành tổng hợp với tội phạm đang được chuẩn bị. Ví dụ: Hành vi cất giữ vũ khí trái phép để chuẩn bị giết người, cấu thành tội tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép (Điều 230) và tội cố ý giết người (ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội).

Về nguyên tắc không phải hành vi chuẩn bị phạm tội nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng. Điều luật không nói rõ chuẩn bị phạm tội có áp dụng với tội cố ý, vô ý hay không. Nhưng thực tiễn xét xử Việt Nam thừa nhận chuẩn bị phạm tội chỉ áp dụng với các trường hợp phạm tội cố ý, trực tiếp. Lỗi cố ý gián tiếp, vô ý không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Mặt khác, khi dấu hiệu lỗi không được quy định trong điều luật thì phải hiểu điều luật quy định cho lỗi cố ý.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi