Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn về Giám định tỷ lệ thương tật qua Tổng đài 1900 6557
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3544 Lượt xem

Tư vấn về Giám định tỷ lệ thương tật qua Tổng đài 1900 6557

Khi nào cần giám định tỷ lệ thương tật. Cần có nhưng giấy tờ gì để giám định tỷ lệ này quý khách hàng hãy gọi đến TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 để được các chuyên viên và luật sư của chúng tôi tư vấn cho quý khách hàng.

Giám định thương tật là việc cơ quan có thẩm quyền xác định % tổn thương cơ thể là bao nhiêu. Việc giám định thương tật có ý nghĩa dặc biệt quan trọng trong lĩnh vực hình sự, giám định tỷ lệ thương tật giúp xác định các khung hình phạt, các lỗi và mức độ vi phạm. Vậy bao nhiêu % tỷ lệ thương tật thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 sẽ giải đáp tư vấn pháp luật hình sự các vấn đề xoay quanh giám định tỷ lệ thương tật.

Tư vấn về Giám định tỷ lệ thương tật qua Tổng đài 1900 6557

Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900 6557

Có thể khẳng định, giám định tỷ lệ thương tật trong hình sự rất quan trọng vì:

– Với một số tội, việc xác định % tỷ lệ thương tật để xác định hành vi đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay chưa;

– Với một số tội, việc xác định  % tỷ lệ thương tật để xác định khung hình phạt cụ thể đối với mỗi tội; 

– Việc xác định % tỷ lệ thương tật là một trong những căn cứ để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra cho xã hội.

Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

” Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

Cụ thể, với các trường hợp thông thường (không thuộc các trường hợp từ a đến o, khoản 1, Điều 134 BLHS):

– Khi gây thương tích cho người khác thì sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi mức thương tật giám định được trên 11%. 

– Trong trường hợp trên 11% thì tùy từng mức sẽ áp dụng các khung hình phạt nặng hơn theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Người có thẩm quyền đưa ra yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì tùy từng trường hợp mà việc giám định được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan chức năng (cơ quan tiến hành tố tụng) hoặc từ phía người bị hại/ đại diện của người bị hại.

Trình tự, thủ tục giám định: sẽ được tuân theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Tư vấn về Giám định tỷ lệ thương tật qua Tổng đài 1900 6557

CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC KẾT NỐI VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT 1900 6557 ?

Để được các chuyên viên và luật sư của chúng tôi tư vấn về vấn đề giảm định tỷ lệ thương tật, khách hàng chỉ cần thực hiện một thao tác nhỏ là nhấc máy lên và gọi đến SỐ: 1900 6557 và làm theo hướng dẫn theo lời chào trong tổng đài.

Lưu ý:

– Khách hàng có thể lựa chọn điện thoại cố định hoặc điện thoại di động và “KHÔNG” cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới Tổng đài 1900 6557

– Thời gian làm việc của Tổng đài tư vấn: 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần trừ ngày lễ, tết.

Do đó, khi cần tham vấn ý kiến của Luật sư về bảo hiểm y tế năm năm, các bạn có thể kết nối với TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 để các Luật sư của chúng tôi trợ giúp về mặt pháp lý. TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 của chúng tôi hoạt động 24/24 nên quý khách hàng có thể kết nối bất cứ lúc nào.

Để đảm bảo chúng tôi luôn có thể hỗ trợ được khách hàng, khách hàng hãy làm động tác nhỏ là lưu số điện thoại: 1900 6557 vào danh bạ để sử dụng dịch vụ của chúng tôi thường xuyên nhất.

Với phương châm: “lợi ích của khách hàng đặt lên hàng đầu” Các tư vấn viên chuyên phụ trách Tổng đài tư vấn 1900 6557 của Công ty Luật Hoàng Phi đều là những người giàu kinh nghiệm, tận tâm giúp đỡ khách hàng, giải thích và đưa ra những hướng dẫn cụ thể chi tiết giúp khách hàng có thể nắm vững các quy định liên quan đến giám định tỷ lệ thương tật.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi