Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội trốn nghĩa vụ quân sự theo Bộ luật hình sự
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6487 Lượt xem

Tội trốn nghĩa vụ quân sự theo Bộ luật hình sự

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước, việc tăng cường sức mạnh quân đội nói chung và thực hiện nghĩa vụ quân sự nói riêng là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Vì một lý do nào đó, một số người đã không thực hiện nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có phải trong mọi trường hợp và mọi hành vi không thực hiện nghĩa vụ quân sự đều cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trốn khám nghĩa vụ quân sự

Xử lý vi phạm khi trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vự quốc phòng, cơ yếu. Cụ thể tại Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.”

Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07/07/2014 của Bộ quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định 120/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quốc phòng, cơ yếu, “Lý do chính đáng” là một trong các lý do sau:

– Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

– Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

– Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

– Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

– Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư số 95/2014/TT-BQP.

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự xử lý hình sự như thế nào?

Cá nhân đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành đúng pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn nghĩa vụ quân sự, áp dụng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.”

Để Khách hàng hiểu rõ hơn về tội trốn nghĩa vụ quân sự, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm:

– Chủ thể: đối với hành vi không chấp hành quy định của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự là công dân Việt Nam, nam đủ 17 tuổi; hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là nam đủ 18 tuổi đến đủ 27 tuổi.

– Khách thể:

+ Tội phạm này xâm phạm chế độ nghĩa vụ quân sự do Nhà nước quy định.

+ Đối tượng tác động của tội phạm này chính là hành vi của người phạm tội. Người phạm tội tự tác động lên hành vi của mình, khiến cho hành vi của mình vi phạm các quy định về nghĩa vụ quân sự của mọi công dân.

– Khách quan:

Hành vi phạm tội trốn nghĩa vụ quân sự được thể hiện thông qua các hành vi:

+ Không chấp hành quy định của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc đăng ký nghĩa vụ quan sự theo quy định của pháp luật như: đã có lệnh gọi, nhưng không đến cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quan sự hoặc đến không đúng thời gian, địa điểm đăng ký…

+ Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là hành vi của người đăng ký nghĩa vụ quan sự, có lệnh gọi nhập ngũ nhưng không nhập ngũ hoặc đã đến nơi nhập ngũ lại bỏ trốn không thực hiện các thủ tục cần thiết để nhập ngũ.

+ Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện là trường hợp người có đủ điều kiện theo quy định của luật nghĩa vụ quan sự phải có nghĩa vụ huấn luyện và đã có lệnh gọi tập trung huấn luyện nhưng không đến nơi tập trung huấn luyện hoặc có đến nhưng bỏ về nên không thực hiện được trương trình huấn luyện.

– Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thực hiện hành vi với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến Khách hàng về tội trốn nghĩa vụ quận sự. Khách hàng theo dõi nội dung bài đọc, có vấn đề gì thắc mắc vui lòng phản hồi qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để nhân viên hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (22 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi