Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Phạm tội quả tang là gì? Ví dụ về phạm tội quả tang
  • Thứ năm, 07/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1092 Lượt xem

Phạm tội quả tang là gì? Ví dụ về phạm tội quả tang

Phạm tội quả tang là việc chủ thể của luật hình sự đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

Phạm tội quả tang là gì? Ví dụ về phạm tội quả tang? Bắt người phạm tội quả tang là gì? Thủ tục sau khi bắt người phạm tội quả tang thế nào? Biên bản bắt người phạm tội quả tang như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài viết này. Mời Quý vị tham khảo:

Phạm tội quả tang là gì? Bắt người phạm tội quả tang là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định giải thích phạm tội quả tang là gì? tuy nhiên, căn cứ vào quy định về bắt người phạm tội quả tang theo Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự có thể hiểu:

Thứ nhất: Phạm tội quả tang là việc chủ thể của luật hình sự đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

Thứ hai: Bắt người phạm tội quả tang là bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Bất kì người nào cũng có quyền bắt và tước vũ khí rồi giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát, hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Bắt người phạm tội quả tang là biện pháp thuộc nhóm biện pháp ngăn chặn theo Bộ luật tố tụng hình sự. Tức là việc bắt người phạm tội quả tang để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp này.

Ngoài bắt người phạm tội quả tang, hiện nay, các trường hợp bắt người còn có bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Ví dụ về phạm tội quả tang

Quý vị có thể tham khảo các ví dụ về phạm tội quả tang, cũng như bắt người phạm tội quả tang như sau:

Ví dụ 1: Một nhóm thanh niên đang xích mích, có hành vi gây rối trật tự công cộng. Sau khi nhận được tin báo kịp thời từ người dân, lực lượng chức năng đã có mặt kịp thời vào lúc nhóm thanh niên vẫn đang thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng và thực hiện bắt người phạm tội quả tang theo quy định pháp luật.

Ví dụ 2: A có hành vi hiếp dâm B. Chồng B đi làm về phát hiện phát hiện được lúc vụ việc đang xảy ra có thực hiện khống chế ngay tức khắc và giải A đến cơ quan công an địa phương gần nhất.

Ví dụ 3: Người vừa cướp giật túi xách của người khác bị người đó phát hiện hô hoán nên bỏ chạy, bị đuổi bắt và bắt được ngay lúc đó. Nếu việc đuổi bắt bị gián đoạn về thời gian so với hành vi chạy trốn thì không được xem là bắt quả tang mà có thể bắt theo trường hợp khẩn cấp.

Thủ tục sau khi bắt người phạm tội quả tang

Khi bắt người phạm tội quả tang, người bắt phải giải ngay người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền, không được đánh đập hoặc giam giữ người phạm tội. 

Sau khi người phạm tội quả tang được giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất thì các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trong trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì theo quy định của khoản 3 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự thì các cơ quan này phải thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 114 Bộ luật Tố tụng hình sự thì sau khi bắt người, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

Việc bắt người phạm tội quả tang phải được người có thẩm quyền lập thành biên bản và phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người phạm tội quả tang cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết theo quy định của Điều 115 và Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Biên bản bắt người phạm tội quả tang

Biên bản bắt người phạm tội quả tang hiện nay áp dụng theo mẫu số 69 ban hành theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Bộ Công an quy định Biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về Điều tra hình sự.

Quý độc giả có quan tâm đến mẫu này, vui lòng bấm mục dưới đây để tải về:

Tải Biên bản bắt người phạm tội quả tang

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi