Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua Tổng đài 1900 6557
Trong quan hệ lao động, những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động là điều khó tránh khỏi. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, mỗi bên đều mong muốn giải quyết những tranh chấp này nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tuy vậy, thực tế hiện nay, cả người sử dụng lao động và người lao động còn khá lúng túng trong việc giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân. Nắm bắt được vấn đề này, Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 1900 6557 sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân để khách hàng tham khảo.
Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động. Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện, theo trình tự, thủ tục nhất định và phù hợp với quy định của pháp luật về thời hiệu giải quyết tranh chấp. Bài viết sẽ lần lượt giải thích rõ các nội dung này ở các phần dưới đây.
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Theo quy định tại Điều 200 Bộ luật lao động năm 2012 thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm:
– Hòa giải viên lao động;
– Tòa án nhân dân.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012 thì Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thời hạn hòa giải lao động: Việc hòa giải kết thúc trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu hòa giải.
Nếu hai bên chấp nhận phương án hòa giải, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án nhân dân
Đối với những tranh chấp không bắt buộc thông qua hòa giải, hoặc tranh chấp phải qua hòa giải nhưng hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, theo đó nếu các bên không có thỏa thuận khác thì Tòa án nơi bị đơn cư trú (nếu bị đơn là người lao động), nơi bị đơn đóng trụ sở chính (nếu bị đơn là người sử dụng lao động) có thẩm quyền giải quyết. Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.
Thủ tục thực hiện theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Tổng đài tư vấn giải quyết tranh chấp lao động: 1900 6557
3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC KẾT NỐI VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG: 1900 6557 ?
Tranh chấp giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động thường xuyên phát sinh trên thực tế. Để biết rõ được thủ tục giải quyết tranh chấp khách hàng nên tham vấn ý kiến của Luật sư bằng cách gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 để các Luật sư của chúng tôi trợ giúp về mặt pháp lý. TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 của chúng tôi hoạt động 24/24 nên quý khách hàng có thể kết nối bất cứ lúc nào. Để được các chuyên viên và luật sư của chúng tôi tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, khách hàng chỉ cần thực hiện một thao tác nhỏ là nhấc máy điện thoại và gọi tới SỐ: 1900 6557 và làm theo hướng dẫn theo lời chào trong Tổng đài.
Lưu ý:
– Khách hàng có thể dùng điện thoại cố định hoặc di động và KHÔNG cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới Tổng đài 1900 6557
– Thời gian làm việc của Tổng đài tư vấn luật lao động: 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
So sánh thủ tục hành chính trong Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2003
Những thay đổi thủ tục hành chính về đất đai của Luật đất đai 2013 so với Luật đất đai 2003 có gì mới? Những điểm mới của Luật đất đai 2013 trong việc công khai thủ tục hành chính về đất đai được thể hiện như thế...
Việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Luật đất đai 2013 quy định như thế...
Mẹ vay tiền con có phải trả không?
Theo Điều 463 Bộ luật dân sự, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy...
Bạo lực gia đình có phải là tội phạm không?
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia...
Thẩm quyền điều tra vụ án về hành vi vay tiền rồi bỏ trốn
Chị gái tôi cho bạn vay 1,2 tỷ đồng và 4 chỉ vàng hứa sẽ trả lãi nhưng tới nay vẫn chưa trả và đã bỏ trốn. Khi chị tôi nộp đơn đề nghị điều tra thì không cơ quan nào tiếp nhận. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền giải...
Xem thêm