• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 9239 Lượt xem

Thời hiệu khởi kiện là gì?

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, căn cứ theo khoản 3 điều 150 Bộ luật dân sự.

Chế định thời hiệu là một chế định quan trọng trong BLDS cũng như BLTTDS bởi nó nâng cao tính kỷ luật trong giao lưu dân sự, từ đó sớm xác lập sự ổn định quan hệ dân sự, khuyến khích các bên tích cực, chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Hơn nữa, về mặt tố tụng, chế định thời hiệu khởi kiện tạo điều kiện bảo toàn chứng cứ để xác định sự thật trong các tranh chấp dân sự.

Bởi vì sau một thời gian nhất định trôi qua sẽ gây nên sự phức tạp, thậm chí không thể khắc phục được trong việc thu thập, xác minh chứng cứ, gây khó khăn trong hoạt động của Toàn án và các cơ quan có thẩm quyền.Do đó, việc nghiên cứu chế định này có ý nghĩa rất lớn và thực tế.

Thời hiệu khởi kiện là gì?

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, căn cứ theo khoản 3 điều 150 Bộ luật dân sự.

Bao lâu thì hết thời hạn đòi nợ?

Tại khoản 1 điều 49 Bộ luật dân sự có quy định:

Thời hiệu là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật định

Thời hiệu này được áp dụng theo quy định của bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan khác. Như vậy, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà đương sự được quyền yêu cầu cơ quan tòa án giải quyết vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Quy định về thời hiệu khởi kiện buộc các đương sự phải ý thức được việc bảo vệ quyền lợi của mình và sớm có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh tình trạng khởi kiện tuỳ hứng.

Điều 429 Bộ luật dân sự có quy định cụ thể rằng:

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Như vậy đối với trường hợp khởi kiện đòi nợ thì thời hiệu khởi kiện theo quy định là 03 năm kể từ khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ theo như đã thỏa thuận về trả tiền gốc và tiền lãi nếu có và khi đến thời hạn trả nợ các bên không có thỏa thuận khác về việc gia hạn thời hạn cho khoản vay.

Theo đó kể từ thời điểm bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay được coi là bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm theo đó có thể được khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết.

Một số điểm mới của về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự 

BLDS  và BLTTDS  hiện hành có nhiều điểm mới tiến bộ về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự như sau:

Quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự:

Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

– Quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự:

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

– Quy định tại Điều 588 Bộ luật dân sự:

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

– Quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:  

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;   

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

– Bộ luật Tố tụng dân sự đã bỏ quy định về:Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau: Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện; Tranh chấp không thuộc những trường hợp quy định trên thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu

– Bộ luật dân sự cũng quy định về những trường hợp không áp dụng thời hiệu tại Điều 155: “Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây: Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai; Trường hợp khác do luật quy định.”

Như vậy, điểm mới trong quy định về thời hiệu khởi kiện của BLTTDS chính là nguyên tắc: Tòa án chỉ áp dụng các qui định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi