Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn cố ý phạm tội và vô ý phạm tội theo Luật hình sự 2015
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4495 Lượt xem

Tư vấn cố ý phạm tội và vô ý phạm tội theo Luật hình sự 2015

Luật Hoàng Phi tư vấn về lỗi cố ý phạm tội và vô ý phạm tội theo Bộ luật hình sự mới nhất năm 2016 để khách hàng tham khảo, trong trường hợp cần tư vấn thêm về lỗi cố ý và vô ý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi

I. Thế nào là Cố ý phạm tội: 

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 “Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây”:

“1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.

Bình luân về khái niệm cố ý phạm tội:

Theo Bộ luật hình sự thì cố ý phạm tội được biểu hiện với hai hình thức lỗi:

Cố ý trực tiếp: Là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Xét về lý trí, người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nghĩa là khi thực hiện hành vi chủ thể biết được hành vi của mình có hại cho xã hội, đi ngược lại lợi ích, các yêu cầu và chuẩn mực xã hội. Sự nhận thức này phụ thuộc vào những phẩm chất của chủ thể như kinh nghiệm sống, học vấn, trí tuệ, hiểu biết pháp luật… khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi là phẩm chất đặc trưng của mọi người phát triển bình thường, điều cần đặc biệt nhấn mạnh là sự nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi không có nghĩa phải nhận được tính trái pháp luật của hành vi. Một người biết hay không biết tính trái pháp luật của hành vi, không phải là điều kiện bắt buộc để xác định họ có lỗi hay không có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội.

Thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi là hình dung ra những nét chung nhất, những đặc điểm nổi bật nhất của hậu quả do hành vi sẽ gây ra. Sự thấy trước hậu quả của hành vi, có thể ở mức độ hình dung ra hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra hoặc có thể xảy ra và sự thấy trước này xuất hiện trước hoặc trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

về ý chí, người phạm tội mong muôn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, mong muốn hậu quả mà họ đã “thấy trước”, đã hình dung ra khi thực hiện hành vi sẽ xuất hiện trên thực tế. Xác định tồn tại trong ý thức của chủ thể sự mong muốn xuất hiện hậu quả nào đó là vấn đề rất phức tạp, thông thường người ta phải đánh giá, phân tích toàn bộ các tình tiết khách quan điển hình của hành động ý chí và cả những xử sự sau đó của chủ thể để xác định vấn đề này.

Tư vấn cố ý phạm tội và vô ý phạm tội theo Luật hình sự 2015

Thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội 

Cố ý gián tiếp: Là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Để mặc cho hậu quả xảy ra có nghĩa là hậu quả xảy ra hay không xảy ra đối với người phạm tội đều có ý nghĩa như nhau, hậu quả nguy hiểm cho xã hội xuất hiện trên thực tế hay không xuất hiện, người phạm tội cũng đều chấp nhận. Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội theo đuổi mục đích khác vì thế họ nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội và hậu quả này dù không phù hợp với mục đích của mình nhưng người phạm tội vẫn chấp nhận để cho hậu quả xảy ra.

Về khía cạnh lý trí, cũng như cố ý trực tiếp, trong trường hợp cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiếm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra.

Có một vấn đề về quan hệ tâm lý của người phạm tội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội hiện nay chưa đạt được sự thông nhất trong giới nghiên cứu Luật Hình sự là: Khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra nhưng chủ thể không mong muốn hậu quả đó thì hình thức lỗi của người phạm tội là cố  ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp.

Có ý kiến xác định rằng: không thể có trường hợp người phạm tội đã thấy trước hậu quả tất nhiên phải xảy ra mà lại có thái độ bỏ mặc, không mong muôn hậu quả đó khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Cũng có quan điểm khẳng định, về lý thuyết cũng như thực tế hoàn cảnh có thể xảy ra trường hợp người phạm tội thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội tất nhiên sẽ xảy ra, tức là hành vi mà chủ thể sẽ thực hiện không tránh khỏi gầy ra thiệt hại cho xã hội nhưng thái độ tâm lý của người phạm tội không mong muốn hậu quả đó. Quan hệ tâm lý của chủ thể đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong trách nhiệm không mong muôn nhưng thấy trước hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra khi thực hiện hành vi gần gũi với sự mong muốn hậu quả xảy ra hơn là có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Đó chính là cơ sở cho phép thừa nhận trách nhiệm này là cố ý trực tiếp. Giải thích theo quan điểm thứ hai là hợp lý và thuyết phục.

Ngoài ra hình thức cụ thể của lỗi cố ý là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp đã trình bày trên đây, khoa học Luật Hình sự và thực tiễn còn phân chia các hình thức cụ thể của lỗi cố ý theo thời điểm hình phạt nó so với sự thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là cố ý dự mưu và cố ý không có dự mưu hay cố ý đột xuất. Người phạm tội cân nhắc, tính toán về việc thực hiện tội phạm trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là cố ý có dự mưu, nếu người phạm tội vùa nảy sinh ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó mà không có sự tính toán, cân nhắc cụ thể trước đó về việc thực hiện tội phạm là cố ý đột xuất.

Theo mức độ cụ thể của hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà chủ thể hình dung ra trước khi thực hiện tội phạm, người ta phân chia lỗi cố ý thành cố ý xác định và cố ý không xác định. Nếu người phạm tội hình dung được cụ thể, xác định được rõ ràng hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra khi thực hiện hành vi là cố ý xác định, trường hợp người phạm tội nhìn thấy trước hậu quả xảy ra nhưng không rõ ràng, không cụ thể, chủ thê chấp nhận bất kỳ một hậu quả nào đó trong số các hậu quả đã hình dung ra hoặc bất kỳ một mức độ nào của hậu quả là cố ý không xác định.

II. Thế nào là vô ý phạm tội: 

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Bình luân về vô ý phạm tội

Định nghĩa lỗi vô ý trên đây đã phân biệt hai hình thức lỗi vô ý là vô ý phạm tội vì cẩu thả và vô ý phạm tội vì quá tự tin.

Theo khoản 1 của Điều luật thì: Vô ý phạm tội vì quá tự tin là lỗi của một người trong trường hợp thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, vì vậy đã thực hiện hành vi và gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Về lý trí, người phạm tội do vô ý vì quá tự tin, thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra cũng có nghĩa là chủ thể nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của chính hành vi mà mình

Sự giống nhau giữa vô ý phạm tội vì quá tự tin và cố ý gián tiếp là người phạm tội đều nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Sự khác nhau về lý trí giữa hai hình thức này của lỗi thể hiện như sau: Trong trường hợp cô’ ý gián tiếp, chủ thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội một cách tương đối rõ ràng, cụ thể. Trong trường hợp vô ý phạm tội vì quá tự tin người phạm tội nhìn thấy hậu quả có thể xảy ra, cũng có thể không xảy ra, hậu quả được chủ thể nhận thức chung chung, chưa mang tính cụ thể. Người phạm tội tin ở khả năng hậu quả sẽ không xảy ra nên đã thực hiện hành vi.

Về ý chí, người phạm tội do vô ý vì quá tự tin không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Sự khác nhau cơ bản giữa cô” ý gián tiếp và vô ý phạm tội vì quá tự tin thể hiện ở nội dung ý chí của lỗi. Người phạm tội vô ý vì quá tự tin không mong muôn gây ra hậu quả và cũng không có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, họ hy vọng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng sự hy vọng này là dựa trên những căn cứ không chắc chắn như kinh nghiệm nghề nghiệp, sự khéo léo của bản thân, sự hiểu biết hoặc những tình tiết khách quan khác. Chắng hạn công nhân một lâm trường khi làm rừng đã nấu ăn, nhìn thấy mây đen kéo đến vùng tròi khu rừng cho rằng sẽ có mưa nên trước khi về nhà không dùng nước dập tắt lửa, gió thổi, lửa cháy bén khu rừng cây lấy nhựa. Do sự đánh giá không chính xác các điều kiện, tình tiết khách quan do tin quá mức hy vọng ngăn ngừa được hậu quả dựa trên các căn cứ không chắc chắn nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra.

Theo khoản 2 của điều luật thì: Vô ý phạm tội vì cẩu thả là lỗi của một ngưòi trong trường hợp gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội vì cẩu thả đã không nhìn thấy trưốc hậu quả đó mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả đó.

Có thể tóm tắt nội dung của lỗi vô ý phạm tội vì cẩu thả như sau:

– Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện.

– Người phạm tội phải thấy trưốc và có thể thấy trước được hậu quả đó.

Khác với các hình thức cố’ ý trực tiếp, cố ý gián tiếp và vô ý vì quá tự tin, người phạm tội vô ý vì cẩu thả đã không nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm hại cho xã hội của hành vi. Khi thực hiện một xử sự nhất định do không cân nhắc thận trọng, một người đã không nhận thức được khả năng gây thiệt hại cho xã hội, tức là không nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Ví dụ: Một người hút thuốc lá đi vào kho xăng rồi vứt đoạn thuốc đang cháy dở xuống sân kho đã gây cháy kho, hay người y tá đã phát nhầm thuốc cho bệnh nhân do cẩu thả không chú ý và kiểm tra cẩn thận dẫn đến chết người. Hành vi phát nhầm thuốc chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho xã hội nhưng chủ thể không nhận thấy mình phát nhầm thuốc và do đó cũng không nhận thấy khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Tương tự như vậy, hút thuốc trong kho xặng dầu (nơi cấm lửa) và vứt mẩu thuốc đang cháy xuống sàn kho là hành vi chứa đựng khả năng gây ra hậu quả nguy hại nhưng chủ thể do không thận trọng, không có sự chú ý cần thiết nên đã thực hiện hành vi ấy.

Người phạm tội trong trường hợp vô ý cẩu thả, tuy không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi mà họ thực hiện nhưng phải thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi và có thể thấy trước được hậu quả đó. Để có thể thấy trước hậu quả phải tồn tại đầy đủ các điều kiện khách quan và chủ quan trong từng trường hợp cụ thể. Điều kiện chủ quan thể hiện chủ thể có năng lực nhận thức và đánh giá được các yêu cầu của xã hội phản ánh qua các quy tắc an toàn chung mà họ phải tuân theo. Năng lực này phụ thuộc các phẩm chất của cá nhân như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sông, tri thức văn hoá… năng lực “có thể thấy trước” là phẩm chất phổ biến đối với mọi người ở vào những địa vị và hoàn cảnh cụ thể.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về: Cố ý phạm tội và vô ý phạm tội, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Xin chuyển mục đích sử dụng đất như thế nào?

Nay tôi muốn chuyển sang trồng một số loại cây công nghiệp. Xin hỏi tôi có phải xin phép cơ quan nhà nước để chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây công nghiệp...

Tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ

Chất nổ là chất có khả năng gây nên phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa ra nhiều nhiệt và phát sáng, đồng thời sinh ra khí và tạo ra tiếng...

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Tranh chấp hợp đồng dân sự là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp...

Mục đích của giao dịch dân sự

Những lợi ích mà chủ thể tham gia giao dịch mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch là những lợi ích chính đáng, hợp pháp và không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của chủ thể khác trái ý muốn của họ. Những điều mà pháp luật đã quy định cấm thì các bên tham gia giao dịch không thể xác lập, thực hiện....

Quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động

Cô em đi làm trong một doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, cô em đang phải nằm viện điều trị, chủ doanh nghiệp thông báo đến gia đình em rằng cô em không được xin phép nghỉ quá 15 ngày, nếu không sẽ bị đuổi việc. Thông báo của chủ doanh nghiệp là đúng hay sai? Thời gian được nghỉ ốm đau của nhân viên trong doanh nghiệp là bao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi