Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn chuyển giao công nghệ và đối tượng chuyển giao công nghệ?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1378 Lượt xem

Tư vấn chuyển giao công nghệ và đối tượng chuyển giao công nghệ?

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

Chuyển giao công nghệ là một khái niệm xuất hiện trong mấy thập niên gần đây và là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt Nam. Vậy chuyển giao công nghệ là gì?. Sau đây, Luật Hoàng Phi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin cơ bản về chuyển giao công nghệ và các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.

Chuyển giao công nghệ là gì?

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

Từ khái niệm trên có thể thấy hoạt động chuyển giao công nghệ về bản chất là hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ hoặc quyền sử dụng đối với các giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Trong đó:

– Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ:

Là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác.

– Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ:

Tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình. Bên chuyển giao công nghệ có quyền cho phép bên nhận công nghệ được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba, được độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra,…trong phạm vi lãnh thổ nhất định.

Hiện nay, chuyển giao công nghệ đang là một vấn đề rất được quan tâm và khuyến khích trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, đặc biệt là đối với các nước đang và kém phát triển – những nơi có các công nghệ lạc hậu, đang rất cần được đổi mới để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

Ở Việt Nam, hoạt động chuyển giao công nghệ luôn được nhà nước ưu tiên, hỗ trợ và khuyến khích, đặc biệt là chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới,….từ nước ngoài vào Việt Nam. Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi  cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ; phát triển thị trường khoa học và công nghệ, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với doanh nghiệp là trung tâm; nâng cao trình độ, tiềm lực công nghệ quốc gia nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển nhanh và bền vững kinh tế – xã hội.

Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ

Sau khi tìm hiểu chuyển giao công nghệ là gì?, có thể thấy phải có ít nhất 02 chủ thể tham gia hoạt động trên đó là bên chuyển giao công nghệ và bên nhận công nghệ. Trong đó:

Bên chuyển giao công nghệ là:

+ Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.

+Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

+ Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

Bên nhận chuyển giao:

Là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu sử dụng công nghệ được chuyển giao vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đối tượng của chuyển giao công nghệ

Đối tượng công nghệ được chuyển giao

Điều 4 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định đối tượng công nghệ được chuyển giao gồm các đối tượng sau:

– Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

– Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

– Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

– Máy móc, thiết bị đi kèm các đối tượng trên.

Lưu ý: đối tượng công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao

– Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam gồm:

+ Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;

+ Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;

+ Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;

+ Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;

+ Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.

– Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài gồm đối tượng:

+ Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;

+ Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.

Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao

– Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao trong nước là các công nghệ:

+ Không đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học;

+ Tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội; ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội;

+ Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang phát triển và không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

+ Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

– Đối tượng thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp luật khác cho phép chuyển giao thì bị cấm chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài.

Hình thức chuyển giao công nghệ

Hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5 Luật trên bao gồm:

– Chuyển giao công nghệ độc lập.

– Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

+ Dự án đầu tư;

+ Góp vốn bằng công nghệ;

+ Nhượng quyền thương mại;

+ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

+ Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.

– Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

– Việc chuyển giao công nghệ dưới hình thức chuyển giao công nghệ độc lập và chuyển giao bằng cách góp vốn bằng công nghệ phải được lập thành hợp đồng. Nội dung hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 23 Luật trên.

– Chuyển giao công nghệ dưới các hình thức còn lại không nhất thiết phải lập thành hợp đồng nhưng phải thể hiện dưới hình thức điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung theo quy định của pháp luật.

Quý vị tham khảo nội dung bài viết về chuyển giao công nghệ là gì? còn những thắc mắc chưa được làm rõ vui lòng liên hệ chúng tôi qua số 1900 6557 để được hỗ trợ, trân trọng!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trường hợp nào thí sinh bị trừ điểm, hủy kết quả tốt nghiệp THPT 2021?

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 sẽ diễn ra trong hai đợt. Đợt 1 vào ngày 7/7/2021 và 8/7/2021. Thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 hoặc trong vùng cách ly, phong tỏa sẽ dự thi đợt 2 với lịch cụ thể được Bộ GD&ĐT thông báo sau, căn cứ vào tình hình dịch và đề xuất của các địa...

Ai có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm?

Quyền kháng cáo chỉ được thực hiện đối với trường hợp các bản án, quyết định chưa có hiệu lực thi hành, thường thì trong 15 ngày kể từ ngày tòa án cấp sơ thẩm ra bản án thì đương sự hoặc những chủ thể khác theo quy định có quyền kháng...

Thời điểm người lao động được nghỉ dưỡng sức sau thai sản?

Người lao động đã nghỉ thai sản 6 tháng thì chắc chắn sẽ được nghỉ dưỡng sức 7 ngày (sinh mổ) hay sức khỏe chưa hồi phục mới được giải quyết cho nghỉ. Và trường hợp nghỉ thì mới được hưởng 25% lương tối thiểu có đúng...

Cảnh sát giao thông có được núp bắn tốc độ?

Cảnh sát giao thông có được “núp” để, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật...

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ sáng chế bao lâu?

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi (20) năm kể từ ngày nộp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi