• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 904 Lượt xem

Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình xác lập, thực hiện, chấm dứt quan hệ lao động giữa các bên trong hợp đồng lao động, đó là những tranh chấp về việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động thì những mâu thuẫn, bất đồng sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động là không thể tránh khỏi, thậm chí những mâu thuẫn lớn phát sinh thành tranh chấp lao động.

Tranh chấp lao động là gì? Cách giải quyết tranh chấp lao động? Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc trên.

Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình xác lập, thực hiện, chấm dứt quan hệ lao động giữa các bên trong hợp đồng lao động, đó là những tranh chấp về việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác.

Tranh chấp lao động xảy ra khi một vụ việc đã được các bên bàn bạc, thương lượng mà không có được sự thống nhất chung hoặc một trong hai bên từ chối thương lượng mà phải thông qua thủ tục hòa giải, trọng tài, xét xử để giải quyết tranh chấp.

Cách giải quyết tranh chấp lao động

Có 02 loại tranh chấp lao động là tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Tuy nhiên do tính phổ biến của tranh chấp lao động cá nhân ngày càng nhiều nên bài viết này chỉ đưa ra phân tích cách giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

– Tranh chấp lao động được giải quyết dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt, thương lượng của các bên, bảo đảm công khai, minh bạch, nhanh chóng và đúng pháp luật.

– Tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài được coi trọng đồng thời đại diện của các bên tranh chấp được tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Hiện nay theo quy định pháp luật, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân.

Các bên tranh chấp phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trừ các tranh chấp lao động sau đây:

– Bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị xử lý kỉ luật bằng hình thức sa thải;

– Bồi thường thiệt hại, trợ cấp đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động;

– Tranh chấp lao động giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

– Tranh chấp về các loại bảo hiểm theo quy định pháp luật;

– Giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức về hợp đồng làm việc ở nước ngoài;

– Tranh chấp lao động giữa người lao động thuê lại và người sử dụng lao động thuê lại;

Trường hợp hòa giải không thành các bên tranh chấp có thể chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp.

Lưu ý: Các bên tranh chấp đồng thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại Hội đồng trọng tài, khi yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài các bên không được đồng thời yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân.

Khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp thì trong thời hạn 07 ngày làm việc phải thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp. Ban trọng tài lao động phải ra quyết định giải quyết tranh chấp trong vòng 30 ngày làm việc và gửi cho các bên tranh chấp.

Trường hợp Ban trọng tài lao động không ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp đùng thời hạn trên hoặc đã ra quyết định giải quyết tranh chấp nhưng các bên không thi hành thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Khi đã hiểu rõ Tranh chấp lao động là gì và cách giải quyết tranh chấp lao động thì nội dung tiếp theo chúng tôi cung cấp đến Khách hàng là thời hiệu giải quyết tranh chấp.

Bởi thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là một vấn đề quan trọng mà các bên tranh chấp cần quan tâm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp. Cụ thể về thời hiệu pháp luật quy định như sau:

– Yêu cầu Hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp: 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi kể từ ngày phát hiện ra hành vi làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

 – Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết: 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

– Yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp: 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

– Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, lý do khác mà người yêu cầu không thể yêu cầu giải quyết tranh chấp đùng thời hạn thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, lý do khác đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Tranh chấp lao động là gì và cách giải quyết tranh chấp lao động. Khách hàng quan tâm nội dung bài viết, có vấn đề gì thắc mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi