Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Tống tiền qua Shopee phạt thế nào?
  • Thứ tư, 27/07/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1211 Lượt xem

Tống tiền qua Shopee phạt thế nào?

Hành vi tống tiền là những hành vi sử dụng các phương tiện; cách thức khác nhau để uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản; hoặc bằng những thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực; hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.

Shopee là nền tảng thương mại điện tử được sử dụng phổ biến hàng đầu tại Việt Nam. Shopee có những tính năng giúp bảo vệ cả bên mua và bên bán khi tham gia giao dịch trên sàn, tuy vậy, một số đối tượng có hành vi tống tiền qua Shopee. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Tống tiền qua Shopee phạt thế nào? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm rõ thắc mắc.

Tống tiền là gì?

Trước khi đi vào giải đáp Tống tiền qua Shopee phạt thế nào? chúng tôi giải thích về khái niệm tống tiền.

Hành vi tống tiền là những hành vi sử dụng các phương tiện; cách thức khác nhau để uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản; hoặc bằng những thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực; hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội. 

Các hành vi tống tiền thường gặp như: sử dụng clip nóng; hình ảnh nhạy cảm của người bị đe dọa để bắt người đó phải làm một việc hoặc giao một khoản tiền; một tài sản… 

Có thể thấy; tống tiền người khác là hành vi cưỡng đoạt tài sản, hành vi này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ.

Tống tiền qua Shopee phạt thế nào?

Như đã chia sẻ trên đây, tống tiền thuộc trường hợp cưỡng đoạt tài sản, tùy vào mức độ hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Thứ nhất: Xử phạt hành chính

Khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

[…] 4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Như vậy, trường hợp tống tiền qua Shopee chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, buộc trả lại tài sản chiếm giữ trái phép.

Thứ hai: Xử lý hình sự

Người thực hiện tống tiền qua Shopee có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bị tống tiền Shopee phải làm gì?

Khi bị tống tiền trên Shopee, dù bị mất tiền hay chưa bị mất tiền Quý vị có thể xử lý liên hệ đến cơ quan công an nơi gần nhất để thông báo về vụ việc. Cơ quan công an tiếp nhận thông tin sẽ xác định vụ việc thuộc trường hợp xử lý hành chính hay hình sự. Tuy nhiên, do trường hợp sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nên việc truy vết tội phạm có thể mất thời gian hơn. Trong quá trình xử lý vụ việc, cơ quan chức năng có thể yêu cầu người tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, sàn thương mại điện tử Shopee cung cấp thông tin về vụ việc, Quý vị chủ động hợp tác. Ngoài ra, Shopee có Quy chế hoạt động cụ thể, do đó, Quý vị có thể báo cáo vi phạm, phản hồi thông tin vụ việc với Shopee qua Tổng đài chăm sóc khách hàng hoặc chat trực tiếp với nhân viên trên ứng dụng để ngăn chặn hành vi sử dụng tài khoản của đối tượng vi phạm.

Mong rằng qua những chia sẻ liên quan đến Tống tiền qua Shopee phạt thế nào? Quý độc giả đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích về xử lý hành vi tống tiền, đồng thời có phương hướng xử lý nếu là nạn nhân. Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, phản hồi của Quý độc giả liên quan đến nội dung bài viết.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Làm thẻ căn cước công dân khác tỉnh có được không?

Khi Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về dân cư thì thực hiện phân cấp giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại nơi công dân đang có hộ khẩu đăng ký thường...

Quyết định là gì? Các loại quyết định?

Quyết định thuộc văn bản quy phạm pháp luật: Là do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện; nội dung của Quyết định là các quy phạm pháp luật; và được trình bày theo trình tự, thủ tục được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp...

80 tuổi có phải làm căn cước công dân không?

Thẻ căn cước công dân được cấp cho những người từ đủ 14 tuổi trở lên. Vậy 80 tuổi có phải làm căn cước công dân...

Chỗ ở của công dân bao gồm những nơi nào?

Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp...

Như thế nào là chỗ ở hợp pháp để đăng kí thường trú?

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi