Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1005 Lượt xem

Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt là gì?

Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt là gì? Cùng tìm hiểu giải nghĩa thuật ngữ này qua bài viết sau đây.

Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt là trường hợp nếu trước đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về hành vi chiếm đoạt nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

– Đã bị xử phạt hành chính theo đúng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính;

– Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệnh, điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền

Ví dụ: Một sinh viên trộm cắp của bạn 200.000 VND và bị phát hiện, hội đồng kỷ luật nhà trường đã xét và người có thẩm quyền đã ra quyết định cảnh cáo toàn trường hoặc đuổi học.

Ví dụ: Một cán bộ công chức trộm cắp tài sản của cơ quan và bị phát hiện. Hội đồng kỷ luật của cơ quan đã xem xét và người có thẩm quyền đã ra quyết định hạ 1 bậc lương theo quy định của pháp lệnh cán bộ công chứng.

Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý là hết thời hạn do pháp luật, điều lệnh hoặc điều lệ quy định. Đối với các trường hợp bị xử lý mà chưa có quy định về thời hạn để hết thời hạn đó, người bị xử lý được coi là chưa bị xử lý thì thời hạn đó là 1 năm kể từ ngày bị xử lý.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng vệ thương mại là gì?

Phòng vệ thương mại là những biện pháp ngăn chặn, hạn chế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ nước này sang nước kia và được nước nhập khẩu áp dụng. Phòng vệ thương mại được quy định tại nhiều Hiệp định thương mại có thể kể đến như: Hiệp định TPP, Hiệp định GATT 1994, các Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp định về trợ cấp...

Sơ đồ bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối...

Giờ hành chính là gì? Quy định giờ hành chính nhà nước, trường học, công an

Giờ hành chính là thời gian làm việc trong một ngày của người lao động và thời gian đó được tính là 8 tiếng cho 1 ngày, trong đó không kể giờ nghỉ trưa, thời gian làm việc hành chính của những cơ quan nhà nước sẽ khác nhau ở các địa phương khác nhau và hiện chưa có văn bản quy định thống nhất về thời gian...

Thời hạn giải quyết khiếu nại bao lâu?

Theo quy định này thì sau khi công dân thực hiện việc khiếu nại thì thời hạn để giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày tính từ ngày thụ lý việc khiếu nại. Tuy nhiên đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết việc khiếu nại sẽ kéo dài hơn nhưng không được quá 45 ngày tính từ ngày thụ...

Danh sách các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hẹ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi