Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự 2024?
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 66895 Lượt xem

Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự 2024?

Chống người thi hành công vụ, được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Trong đời sống, không ít hành vi cản trở việc thực hiện công vụ của các cá nhân có thẩm quyền xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản lý nhà nước nói riêng và an ninh trật tự nói chung.

Để xử lý một cách nghiêm khắc các hành vi này, Bộ luật hình sự hiện hành có quy định về tội chống người thi hành công vụ. Vậy quy định đó là gì? Làm sao để nhận biết tội chống người thi hành công vụ khi có những hành vi vi phạm pháp luật tương tự? Bài viết này của chúng tôi sẽ đem đến những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này.

Tội chống người thi hành công vụ là gì?

Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Theo đó,  Chống người thi hành công vụ, được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Tư vấn Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự 2020

Tư vấn tội chống người thi hành công vụ

Các yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ

–  Mặt khách quan:

+ Có hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ. Hành vi này được thể hiện qua việc người phạm tội đã sử dụng sức mạnh có hoặc không kèm theo hung khí để tác động lên thân thể người đang thi hành công vụ như đấm, đá, đánh… (xem giải thích tương tự tội cướp tài sản). Tuy nhiên hành vi dùng vũ lực nếu gây ra thương tích thì tỷ lệ thương tật phải chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

+ Có hành vi đe dọa dùng vũ lực (xem giải thích tương tự tội cướp tài sản) đối vối người thi hành công vụ. Hành vi này được thể hiện qua người phạm tội có các lời nói, cử chỉ sẽ sử dụng vũ lực để uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ (như dọa sẽ đánh gãy tay, dọa móc mắt…).

+ Có hành vi dùng các thủ đoạn khác (ngoài các hành vi nêu trên) đê uy hiếp người thi hành công vụ (như dọa đốt nhà, hủy hoại tài sản…).

Lưu ý:

Các hành vi nêu trên nhằm vào các mục đích sau:

+ Cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ. Nghĩa là làm cho người có trách nhiệm thi hành công vụ không thể thực hiện được hoặc rất khó khăn trong thực hiện công vụ được giao.

Ví dụ: Đe cản trở việc thi hành quyết định cưỡng chế hành chính về dỡ nhà xây dựng trái phép, chủ nhà đã dùng gậy đánh đuổi những người được giao nhiệm vụ thi hành quyết định đó.

Ép buộc hạ thực hiện hành vi trái pháp luật. Được thể hiện qua việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay các thủ đoạn khác uy hiếp người thi hành công vụ để buộc họ phải làm những việc có lợi cho người phạm tội mà những việc đó trái pháp luật.

Ví dụ: Để có lợi và hợp pháp hóa việc chiếm đất, người phạm tội dùng thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực để ép buộc cán bộ địa chính phải đo đạc thêm diện tích mà người phạm tội đã lấn chiếm.

Người bị hại của tội này phải là cán bộ công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc những người khác được giao thực hiện các nhiệm vụ, công vụ.

Trường hợp hành vi chống người thi hành công vụ mà gây hậu quả chết người hoặc đã có để dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng với hậu quả đã gây ra.

–  Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan quản lý Nhà nước, của cán bộ, công chức và những người được giao nhiệm vụ, công vụ.

–  Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

–  Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có đủ khả năng lực trách nhiệm hình sự.

Tội chống người thi hành công vụ phạt bao nhiêu năm tù?

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 2 khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1) đối với tội chống người thi hành công vụ

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

+ Khung hai (khoản 2) đối với tội chống người thi hành công vụ

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

–  Có tổ chức: Được hiểu là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm), cùng thực hiện tội phạm này.

–  Phạm tội 02 lần trở lên: Được hiểu là có từ hai lần phạm tội chống người thi hành công vụ trở lên, mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội này. Đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

–  Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội: Được hiểu là hành vi của ngưòi phạm tội đã tác động vào ý chí, tư tưởng của người khác nhằm rủ rê, kêu gọi người khác cùng phạm tội (tuy không thuộc trường hợp có tổ chức).

–  Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

–  Tái phạm nguy hiểm.

 Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

+ Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.


Quý khách hàng có thể tham khảo nội dung tư vấn có liên quan tại mục HỎI – ĐÁP về pháp luật Hình sự như sau:

Ngăn cản cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính bị xử lý như thế nào?

Chào Tổng đài tư vấn pháp luật, tôi có câu hỏi như sau: Anh trai tôi trên đường đi nhậu về bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện, kiểm tra nồng độ cồn và giấy tờ. Khi kiểm tra nồng độ cồn thì bị lập biên bản với mức 0,5 miligam/1 lít khí thở, tuy nhiên do say xỉn, anh không ký vào biên bản và đánh chửi cảnh sát giao thông nhằm cản trở việc tạm giữ phương tiện. Với hành vi cản trở cảnh sát giao thông trong tình trạng say của anh tôi có bị xem xét với tội chống người thi hành công vụ không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn của Luật Hoàng Phi, với câu hỏi này, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Về tội chống người thi hành công vụ:

Theo quy định của Điều 330 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, xét về hành vi – mặt khách quan của tội phạm thì hành vi chống người thi hành công vụ được hiểu là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Một trong những hành vi nghiêm cấm của pháp luật giao thông đường bộ là điều khiển phương tiện trong tình trạng say, khi phát hiện vi phạm, cảnh sát giao thông có thẩm quyền tạm giữ phương tiện theo Nghị định 100/2019/NP-CP của Chính phủ để ngăn chặn việc tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm đến an toàn giao thông này. Hành vi đánh chửi (dùng vũ lực) của anh bạn được thực hiện nhằm cản trở việc thực hiện công vụ (tạm giữ phương tiện) của cảnh sát giao thông . Do đó, xét về mặt hành vi, hành vi của anh bạn có thể xem xét được theo tội chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên để xem xét một cách đầy đủ về tôi phạm cần dựa trên các thông tin khác về mặt chủ quan, chủ thể cũng các tình tiết cụ thể của vụ việc và thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ để kết luận.

Thứ hai: Về phạm tội trong tình trạng say:

Trong câu hỏi, bạn có đề cập thông tin “do say xỉn, anh không ký vào biên bản và đánh chửi cảnh sát giao thông nhằm cản trở việc tạm giữ phương tiện”. Một số người cho rằng: khi say, con người mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nên không xem xét trách nhiệm, tuy nhiên bạn cần lưu ý: Điều 13 Bộ luật hình sự có quy định như sau:

Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Do đó, trong trường hợp này, anh bạn vẫn phải chịu trách nhiệm pháp luật khi ở trong tình trạng say.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, trường hợp còn thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (14 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi