Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2394 Lượt xem

Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được hiểu là các cơ sở y tế, bệnh viện được người dân tham gia bảo hiểm y tế đăng ký là nơi khám chữa bệnh đầu tiên cho người dân khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.

Trong quá trình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế có thể sẽ xảy ra nhiều tình huống sai sót thông tin cá nhân hoặc do nhu cầu mà muốn thay đổi lại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Dự liệu trước được điều này nên pháp luật đã quy định rõ về quyền thay đổi lại thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế cho người dân. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ được nếu muốn thay đổi lại nơi khám chữa bệnh ban đầu thì cần làm những gì. Do đó, qua nội dung bài viết này Tổng đài tư vấn 19006557 sẽ cung cấp cho Qúy khách các thông tin về Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì?

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được là các cơ sở y tế, bệnh viện được người dân tham gia bảo hiểm y tế đăng ký là nơi khám chữa bệnh đầu tiên cho người dân khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2014 thì người dân khi tham gia đóng bảo hiểm y tế sẽ có quyền thay đổi lại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Đồng thời tại Luật bảo hiểm y tế cũng quy định người dân tham gia bảo hiểm y tế thì có thể lựa chọn đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở bất kì cơ sở khám chữa bệnh nào mà không bị hạn chế.

Tức là trong quá trình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thì người dân có thể đi đăng ký lại bất cứ bệnh viện khám chữa bệnh viện khám chữa bệnh ban đầu nào nếu có nhu cầu.

Quy định này đã tạo điều kiện rất tốt cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Bởi vì nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thường được đăng ký tại các cơ sở y tế gần với nơi ở hoặc nơi làm việc để người dân thuận tiện trong việc sử dụng hoặc trong những tình huống cần cấp cứu.

Tuy nhiên tùy thuộc vào tính chất công việc của từng người mà thường xuyên phải thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi cả nơi cư trú. Do vậy việc ở một tỉnh mà thẻ bảo hiểm lại được đăng ký tại một bệnh viện thuộc tỉnh khác thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất cập khi sử dụng.

Do vậy pháp luật quy định việc thay đổi lại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là quyền của những người tham gia đóng bảo hiểm.

Việc lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh nào là quyền cá nhân của họ, chỉ cần đảm bảo cơ sở đó nằm trong danh mục các cơ sở được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được pháp luật quy định và đảm bảo thuận tiện nhất đối với cá nhân đó.

Hiện nay tại các tỉnh thành trên khắp cả nước thì mỗi quyện, huyện đều đã thành lập rất nhiều các cơ sở được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Cách thức thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Người dân khi có nhu cầu thì phải trải qua các bước Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người dân tiến hành chuẩn bị hồ sơ yêu cầu đăng ký lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu

Hồ sơ đăng ký lại nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm các loại giấy tờ gồm:

– Đối với đơn vị có nhu cầu:

Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của những người tham gia bảo hiểm y tế được soạn thảo theo mẫu D07-TS

– Đối với cá nhân có nhu cầu:

Tờ khai dùng để cung cấp và thay đổi lại thông tin của người tham gia bảo hiểm y tế được soạn thảo theo mẫu TK1-TS mà pháp luật quy định

– Thẻ bảo hiểm y tế tại thời điểm hiện tại vẫn còn giá trị hiệu lực

– Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ để chứng minh nhân thân như: Chứng minh thư, thẻ căn cước công dân hoặc giấy khai sinh bản sao đã được công chứng hợp pháp

– Yêu cầu về số lượng hồ sơ: 1 bộ hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi hoàn tất xong hồ sơ thì người dân hoặc đại diện đơn vị tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ở đây là Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp Quận/Huyện nơi trước đó đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cá nhân hoặc đơn vị

Hoặc đối với những trường hợp thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội Tỉnh quản lý thì sẽ nộp hồ sơ tại đây

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả làm việc

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía người dân hoặc đại diện đơn vị thì cơ quan bảo hiểm xã hội xã tiến hành hoạt động kiểm tra và xác minh thông tin trong hồ sơ.

– Nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi lại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ho người dân hoặc cho đơn vị theo cơ sở khám chữa bệnh mới mà người dân hoặc đơn vị đăng ký

– Nếu hồ sơ bị thiếu hoặc sai thông tin thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết và trả lại hồ sơ yêu cầu người dân hoặc đơn bị sửa đổi, bổ sung lại hồ sơ.

– Thời gian giải quyết yêu cầu tối đa là 5 ngày làm việc kể từ thời điểm cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ.

Tuy nhiên sẽ có trường hợp thời gian giải quyết sẽ kéo dài hơn 5 ngày, trong trường hợp người dân hoặc đơn vị nộp hồ sơ yêu cầu sau ngày 21 của tháng cuối cùng trong quý, thì kết quả sẽ được trả vào ngày làm việc đầu tiên của quý mới.

Và hiện nay khi đi thực hiện việc thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì người dân sẽ không bị mất bất cứ một khoản phí nào.

Tư vấn Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu qua tổng đài 19006557, nếu như Qúy khách cần tư vấn thêm về vấn đề này hoặc giải đáp các thắc mắc khác thì hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn 19006557 để được chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi