Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Thời hiệu thi hành bản án dân sự
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 931 Lượt xem

Thời hiệu thi hành bản án dân sự

Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó người được thi hành án, người phải tiến hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Hiện nay, những bản án dân sự chậm thi hành hoặc khó có thể thi hành được trên thực tế đang là tình trạng không còn mới lạ. Vậy, thời hiệu thi hành bản án dân sự là bao lâu? Hay cá nhân, tổ chức nào được quyền yêu cầu thi hành bản án dân sự?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Thời hiệu thi hành bản án dân sự.

Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án dân sự là gì?

Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là thời hạn do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó người được thi hành án, người phải tiến hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Hết thời hạn đó, nếu người được thi hành án, người phải thi hành án vẫn không có đơn yêu cầu thi hành án, thì người được thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án không còn nghĩa vụ phải thi hành phần bản án, quyết định đó cho người được thi hành án nữa.

Thời hiệu thi hành bản án dân sự?

Căn cứ theo quy định của Điều 30 – Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, thời hiệu yêu cầu thi hành án, cụ thể:

“1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án Dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.”

Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thuộc một trong các trường hợp, cụ thể:

+ Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch đọa.

+ Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức, phải điều trị nội trú hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn hoặc đương sự chất mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 26 – Luật Thi hành án Dân sự năm 2008, cụ thể:

“ Khi ra bản án, quyết định, Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phái giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án”.

Có nhiều trường hợp do trình độ dân trí thấp nhiều người vẫn không biết đến quy định này dẫn đến việc để quá thời hiệu, một số khác lại không thể chứng minh “có trở ngại khách quan”. Trên thực tế còn có một số trường hợp đã quá thời hiệu thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án Dân sự và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 – Điều 30 nói trên nhưng người phải thi hành án lại tự nguyện đem tiền đến cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xin được nộp tiền được cơ quan thi hành án xác nhận là đã thực hiện nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định.

Quyền yêu cầu thi hành bản án dân sự

Căn cứ quy định tại Điều 7 – Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, cụ thể:

“ Người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án”.

Bên cạnh đó, ngoài việc giải thích, Tòa án còn phải ghi rõ trong bản án, quyết định để các đương sự hiểu về quyền và nghĩa vụ thi hành án. Luật Thi hành án Dân sự không có điều luật quy định về nghĩa vụ thi hành án nhưng đó là những nghĩa vụ đã được quyết định theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.

Như vậy, Thời hiệu thi hành bản án dân sự đã được chúng tôi phân tích rất kỹ trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp một số nội dung liên quan tới thời hiệu thi hành án dân sự.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi