Thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
Công ty Luật Hoàng Phi cho tôi hỏi thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để hưởng chế độ thai sản là bao lâu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành.
Câu hỏi:
Xin chào Luật sư, em rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp em. Em muốn hưởng chế độ thai sản thì em phải đóng bảo hiểm 06 tháng trước khi sinh hay là 06 tháng trước khi mang bầu, việc đóng bảo hiểm có cần phải liên tục không?
Trả lời:
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, Công ty Luật Hoàng Phi xin được trả lời vấn đề của chị như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
Như vậy, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định rõ ràng rằng, điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con và không bắt buộc phải đóng liên tục. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai chị phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền nếu chị chỉ đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì chị vẫn được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội.
Theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính như sau:
“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này”.
Ví dụ: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
2. Mức hưởng chế độ thai sản:
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là: 06 tháng.
– Mức hưởng 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
– Trợ cấp một lần: = 2 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.210.000 vnđ.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2024 như thế nào?
TBT Việt Nam hướng dẫn thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo những quy định pháp luật hiện hành, Quý độc giả tham khảo nội dung bài viết chắc chắn sẽ có thêm những kiến thức pháp lý hữu ích. Sổ bảo hiểm xã hội là cuốn sổ ghi nhận quá trình...
Nghỉ 5 ngày không phép bị sa thải có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được hưởng tương đương với thời gian 3 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; sau đó cứ đóng thêm 12 tháng thì được hưởng thêm một tháng trợ...
Quy định bảo hiểm ốm đau như thế nào?
Bảo hiểm đối với người lao động bị ốm đau, tai nạn rủi ro là nội dung chính trong chế độ bảo hiểm ốm đau. Nội dung của chế độ này bao gồm các vấn đề cơ bản như: đối tượng, điều kiện, thời gian và mức bảo...
Quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội thể hiện cho tính chất của bảo hiểm xã hội, là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã...
Có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động mùa vụ
Công ty tôi dự kiến sẽ tuyển thêm khoảng 10 công nhân trong thời gian 6 tháng.Chúng tôi có thể tính thêm tiền BHXH vào lương cho người lao động và không đóng BHXH được...
Xem thêm