Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Thành lập hợp tác xã cần có bao nhiêu thành viên sáng lập?
  • Thứ năm, 21/07/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1159 Lượt xem

Thành lập hợp tác xã cần có bao nhiêu thành viên sáng lập?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn trả lời câu hỏi: Thành lập hợp tác xã cần có bao nhiêu thành viên sáng lập?

Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, vừa khuyến khích kinh tế cộng đồng thành viên hợp tác xã, vừa tôn trọng và nâng cao vị thế kinh tế hộ thành viên, góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường. Vậy thành lập hợp tác xã cần những hồ sơ gì? Thành lập hợp tác xã cấn có bao nhiêu thành viên sáng lập.

Thành lập hợp tác xã cấn có bao nhiêu thành viên sáng lập?

Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định khái niệm hợp tác xã như sau:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì khi thành lập hợp tác xã phải có tối thiểu 7 thành viên sáng lập.

Sáng lập viên hợp tác xã là ai?

– Sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập hợp tác xã.

Sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã là hợp tác xã tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập liên hiệp hợp tác xã.

– Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã

Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân muốn trở thành thành viên hợp tác xã cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau:

+ Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;

+ Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

+ Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

+ Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã;

+ Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

Thành viên hợp tác xã có các quyền như sau:

– Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ;

– Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ;

– Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã;

– Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên;

– Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật Hợp tác xã;

– Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã;

– Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ.

– Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã;

– Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

– Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ.

– Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ.

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

– Quyền khác theo quy định của điều lệ.

Thủ tục đăng ký hợp tác xã như thế nào?

Thành lập hợp tác xã được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Sáng lập và công tác chuẩn bị

Ở bước này sẽ phải thực hiện các công việc như sau:

+ Tìm sáng lập viên;

+ Sáng lập viên tiến hành tuyên truyền, vận động các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân khác có nhu cầu tham gia hợp tác xã;

+ Xây dựng dự thảo Điều lệ hợp tác xã;

+ Xây dựng dự thảo phương hướng sản xuất kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã;

+ Xác lập danh sách những người có nhu cầu tham gia hợp tác xã;

+ Lấy ý kiến đóng góp của dân (những người sẽ là thành viên) về dự thảo Điều lệ và Phương hướng sản xuất kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã;

+ Họp bàn cơ cấu tổ chức HTX, đề cử các chức danh Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Trưởng Ban Kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã

Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức. Nội dung của hội nghị bao gồm:

Thông qua dự thảo Điều lệ (xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã năm 2012).

– Thông qua Phương án sản xuất kinh doanh (Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT).

– Thông qua danh sách thành viên (Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT).

– Bầu cử hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, trưởng ban kiểm soát (Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT).

– Thông qua nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã.

Bước 3: Đăng ký thành lập hợp tác xã

Thành lập hợp tác xã bao gồm các hồ sơ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập HTX theo mẫu quy định ;

– Điều lệ của HTX được xây dựng theo Điều 21 Luật HTX;

– Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định ;

– Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục ;

– Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định;

– Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật HTX đã được biểu quyết thông qua.

Trên đây là nội dung bài viết thành lập hợp tác xã cần có bao nhiêu thành viên sáng lập? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi