Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Thân nhân của thương binh khi đã chết có được hưởng trợ cấp không?
  • Thứ hai, 18/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5040 Lượt xem

Thân nhân của thương binh khi đã chết có được hưởng trợ cấp không?

Bố tôi là thương binh, nay đã qua đời, lúc còn sống thì ông được trợ cấp cũng như tiền phụ cấp của Nhà nước, mẹ tôi giờ đã già, mất khả năng lao động thì khi bố tôi mất mẹ tôi có được hưởng chính sách gì như trợ cấp hay không?

 

Câu hỏi:

Tôi có một vấn đề muốn được giải đáp như sau: bố tôi vừa mới mất, là thương binh được Nhà nước hỗ trợ trợ cấp, ưu đãi, được hưởng chính sách người có công với cách mạng. Tuy nhiên bố tôi mất đi để lại mẹ tôi nay đã 80 tuổi, hoàn cảnh gia đình các con cũng khó khăn, vậy cho tôi hỏi là có chính sách gì trợ cấp cho thân nhân của thương binh đã mất không? Xin cảm ơn đã đọc câu hỏi.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Thân nhân của thương binh khi đã chết có được hưởng trợ cấp không?

Thân nhân của thương binh khi đã chết có được hưởng trợ cấp không?

Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh”“Huy hiệu thương binh”. Theo pháp lệnh người có công năm 2005 thì thân nhân của người có công với cách mạng cũng được hưởng những chính sách trợ cấp nhất định, tuy nhiên, trong trường hợp người đó chết thì pháp luật cũng vẫn quy định thân nhân được hưởng những  khoản trợ cấp, cụ thể theo Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì thân nhân của thương binh chết được hưởng chế độ như sau:

Điều 32. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết

1. Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

2. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết;

b) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

d) Trường hợp khi thương binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;

đ) Trường hợp thương binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:

Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng thương binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

e) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.

3. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân được chuyển hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của thân nhân liệt sĩ. Thời điểm hưởng theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 của Nghị định này.”

Theo đó thì thân nhân của Thương binh vẫn được hưởng những khoản trợ cấp nhất định và còn được hưởng mai táng phí, phần trợ cấp thì còn phụ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động của thương binh. Do đó, mẹ bạn vẫn sẽ được hưởng tiền mai táng phí,  trợ cấp tiền tuất khi mà bố bạn là thương binh đã qua đời để trang trải cuộc sống cũng như bù đắp nỗi đau mà mẹ bạn đã phải gánh chịu. 

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi