• Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2217 Lượt xem

Sử dụng bằng giả tội gì?

Sử dụng bằng giả sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội danh “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” quy định tại Điều 341 – Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Vấn đề sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả không còn là vấn đề mới nữa song nó vẫn luôn gây ra những nhức nhối trong xã hội. Có rất nhiều câu hỏi về pháp luật liên quan đến vấn đề sử dụng bằng giả.

Do đó, trong bài viết hôm nay chúng tôi đi vào giải đáp và phân tích một nố nội dung nhằm đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Sử dụng bằng giả tội gì?

Bằng giả là gì?

Bằng giả là văn bằng, tín chỉ, chứng chỉ được các tổ chức, cá nhân sử dụng những công nghệ, kỹ thuật để tạo ra sao cho mô phỏng như bằng thật do những tổ chức, cơ quan có thẩm quyền theo quy định cấp, chứng nhận.

Thông thường, cá nhân thường sử dụng bằng giả, chứng chỉ giả nhằm mục đích để bổ sung vào thành phần hồ sơ xin việc, tuyển dụng, dự thi tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nhà nước.

Sử dụng bằng giả tội gì?

Sử dụng bằng giả sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội danh “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” quy định tại Điều 341 – Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đòng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Để quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tội phạm này, sau đây chúng tôi xin đi vào phân tích cấu thành của tội phạm này như sau:

Thứ nhất: Mặt chủ quan

– Lỗi: Lỗi cố ý

Người phạm tội biết hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức và hành vi làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả đó để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc không cần biết hậu quả của hành vi đó như thế nào.

– Chủ thể: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, những người phạm tội này cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm trong việc khắc con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức.

Thứ hai: Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi:

+ Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức. Về bản chất thì không có thật thì sẽ không có giả, do vậy con dấu, giấy tờ, tài liệu bị làm giả phải là con dấu, giấy tờ, tài liệu có thật của cơ quan, tổ chức và cơ quan tổ chức đó cũng phải là cơ quan, tổ chức có thật. Trường hợp làm con dấu, giấy tờ giả của một cơ quan tổ chức không hề có thật thì đây sẽ coi là hành vi lừa đảo chứ không phải làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu.

+ Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Trường hợp người phạm tội mà chỉ làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức mà việc làm giả này không phải vì mục đích lừa dối người khác thì cũng không thể coi là phạm tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức được.

Con dấu, giấy tờ tài liệu giả có thể được sử dụng vào nhiều mục đích thường gặp nhất là xin việc, để được hưởng mức lương cao hơn, dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để mua bán đất, sử dụng sổ hộ khẩu giả để được giao đất trồng lúa, đất trồng rừng, mua ô tô trong thành phố …

– Hậu quả pháp lý:

Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội này. Chỉ cần người nào có hành vi làm giả con dấu, giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, giấy tờ tài liệu đó để lừa dối người khác nhằm đạt được mục đích bất hợp pháp của mình thì đều có thể bị truy cứu về tội này. Nếu việc phạm tội gây hậu quả thực tế thì đây sẽ được coi là tình tiết định khung hình phạt.

Bên cạnh việc phân tích để làm rõ Sử dụng bằng giả tội gì? trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các hình thức xử lý với hành vi sử dụng bằng giả.

Các hình thức xử lý đối với hành vi sử dụng bằng giả

Thứ nhất: Xử phạt hành chính

Căn cứ quy định tại Điều 16 – Nghị định số 138/2013/NĐ-CP thì:

– Người có hành vi mua, bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng.

– Với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng vưn bằng, chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa có mức phạt từ 2.000.000 đồng – 8.000.000 đồng.

Ngoài hình phạt tiền ra, người có các hành vi nêu trên còn bị tịch thu bằng giả đã sử dụng.

Tuy nhiên, Nghị định trên đã bị thay thế bởi Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Chinh phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Văn bản hiện hành này không còn đề cập đến việc sử dụng bằng giả mà chỉ còn quy định xử phạt một số hành vi khác như: sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác, sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, cụ thể như sau:

Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;

b) Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;

c) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công khai không đầy đủ thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị;

b) Công khai không chính xác thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện công khai theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.

b) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Bằng giả chưa có định nghĩa cụ thể. Do đó, nếu hiểu bằng giả theo hướng là bằng có nội dung không đúng sự thật, bao gồm trường hợp bằng bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung so với ban đầu thì có thể áp dụng quy định về xử phạt hành chính trên.

Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm hình sự

Như đã trình bày chi tiết ở phần đầu tiên của bài viết tại Điều 341 – Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

– Mức phạt đối với người có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

– Trường hợp các tình tiết tăng nặng như: Số lượng làm giả, tình tiết tăng nặng, thu lợi bất chính với mức nhất định … thì mức phạt cao nhất là 07 năm tù.

Bên cạnh đó, việc bị xử lý với hình phạt chính như trên, người phạm tội có thể bị phạt bổ sung với hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thứ ba: Bị xử lý kỷ luật

Căn cứ quy định tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức:

Điều 12. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

Điều 18. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với viên chức quản lý

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ.

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, viên chức quản lý nếu sử dụng bằng giả để được bầu, phê chuẩn, bộ nhiệm vào chức vụ.

Như vậy, Sử dụng bằng giả tội gì? Đã được Công ty Luật Hoàng Phi phân tích chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra các hình thức xử lý đối với hành vi sử dụng bằng giả.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi