Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4042 Lượt xem

Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia vào các hoạt động xây dựng.

Trong những năm này, Việt Nam ta đang trong giai đoạn tiến đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các công trình xây dựng xuất hiện thường xuyên và ngày càng nhiều. Vì thế, để có thể xây dựng một công trình có chất lượng cao đòi hỏi chủ doanh nghiệp có khả năng giám sát, kiểm định chất lượng công trình hiệu quả và vì thế, việc lập sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng là rất cần thiết.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình (theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)

Theo đó, nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm:

– Tiếp nhận, quản lý mặc bằng xây dựng;

– Lập và thông báo cho chủ đầu tư về hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu, chính sách đảm bảo chất lượng công trình.

– Trình chủ đầu tư chấp thuận một số nội dung theo quy định;

– Bố trí nhân lực, thiết bị thi công

– Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, vật phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình;

– Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong thi công xây dựng;

– Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng

– Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị

– Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công

– Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu

– Lập nhật ký thi công xây dựng công trình

– Lập bản vẽ hoàn công

– Yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu

– Báo cáo về tiến độ, chất lượng của công trình

– Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư máy móc sau khi nghiệm thu, bàn giao công trình.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện ở 4 giai đoạn:

+ Khảo sát

+ Thiết kế

+ Thi công

+ Bảo trì

Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:

– Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, các thiết bị, công trình và các công trình khác lân cận.

– Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu hợp đồng và các quy định của pháp luật có liên quan.

– Nhà thầu tham gia vào hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, nhà thấu chính/ tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

– Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô, nguồn vốn trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định.

– Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, tổ chức thực hiện giám sát chất lượng công trình; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình.

– Chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng các công trình do mình thực hiện.

Vì sao phải lập sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng?

Một công trình xây dựng hiệu quả thường có sự phối hợp của nhiều hạng mục và nhiều gói thầu khác nhau, chính vì thế việc lập ra một sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng nhằm đảm bảo đúng tiến độ công trình. Việc lập sơ đồ quản lý chất lượng công trình mang ý nghĩa quan trọng và giúp ích cho nhà thầu và chủ đầu tư:

+ Đối với nhà thầu: sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ giúp họ sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, qua đó làm tăng năng suất lao động của nhân công.

+ Đối với chủ đầu tư: Việc quản lý một công trình xây dựng thông qua sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ giúp thỏa mãn được nhu cầu của họ.

Khó khăn thường gặp khi không có sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng giúp cho nhà thầu, chủ đầu tư dễ dàng kiểm tra, giám sát, quản lý công trình từ khi hình thành, thực hiện, hoàn thành và quyết toán. Nếu không có sơ đồ quản lý chất lượng công trình thì những vấn đề sau đây có thể xảy ra:

– Nhà thầu không quản lý được hết chất lượng của từng loại nguyên vật liệu nên dẫn đến tình trạng hao hụt, mất mát nguyên vật liệu, thậm chí là sử dụng các nguyên vật liệu kém chất lượng.

– Chất lượng của các loại máy móc, thiết bị cũng rất quan trọng, nhà thầu không nằm được hết chất lượng, hiệu quả vận hành của các loại thiết bị này. Máy móc, thiết bị còn làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình xây dựng, cụ thể là hiệu quả lao động của công nhân sẽ kém nếu máy móc hỏng nhiều, kéo theo đó là sự giảm sút chất lượng thi công của công trình.

– Một công trình sẽ có nhiều hạng mục khác nhau và không có chung tính chất. Nếu không có sơ đồ quản lý chất lượng công trình thì nhà thầu khó có thể giám sát từng hạng mục một cách tổng quát, hậu quả của vấn đề này là tổng thể công trình khó có thể điều hành một cách linh hoạt.

Lợi ích khi có sơ đồ quản lý chất lượng công trình

Lợi ích với chủ đầu tư

Một trong những khó khăn đối với chủ đầu tư công trình lớn là việc quản lý chất lượng xây dựng. Do đó, khi có sơ đồ quản lý chất lượng thì nhà đầu tư sẽ giải được bài toán khó nhất trong hoạt động này.

Nhà đầu tư có thể sử dụng sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng để giám sát được đơn vị thi công trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự án, công trình xây dựng. Đảm bảo cho công trình được bàn giao, đưa vào sử dụng đúng thời gian, đạt chất lượng theo yêu cầu đã đưa ra.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Lợi ích đối với nhà thầu

Khi sử dụng sơ đồ quản lý chất lượng này nhà thầu sẽ đưa ra được những quyết định chính xác nhất về vật liệu, chất liệu dùng cho công trình xây dựng.

Sử dụng một sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng đạt chuẩn là một trong những đòi hỏi cấp thiết khi đầu tư dự án. Do vậy, cùng với việc chuẩn bị thiết kế xây dựng, dự toán chi phí thì việc lập một sơ đồ quản lý chất lượng là những việc làm không thể thiếu của chủ đầu tư và nhà thầu hiện nay

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi