Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Sau khi nghỉ việc thì vợ sinh con lao động nam có được hưởng chế độ thai sản không
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1208 Lượt xem

Sau khi nghỉ việc thì vợ sinh con lao động nam có được hưởng chế độ thai sản không

Sau khi tôi nghỉ việc được 1 tháng thì vợ tôi sinh con, tôi chưa kịp đi làm ở công ty mới. Liệu tôi có được hưởng chế độ thai sản không

 

Câu hỏi:

Vợ tôi là nội trợ và không tham gia bảo hiểm xã hội, tôi là nhân viên kinh doanh của Tập đoàn Hajken từ tháng 09/2011 và có tham gia bảo hiểm đầy đủ. Ngày 28/02/2017 tôi đã chốt sổ bảo hiểm ở công ty vì đã nghỉ việc, đến ngày 10/03/2017 vợ tôi sinh con thứ hai. Vậy tôi có được hưởng trợ cấp thai sản khi vợ tôi sinh không (tôi chưa đi làm cho công ty mới). Mong Luật Hoàng Phi giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, Công ty Luật Hoàng Phi xin được trả lời vấn đề của anh như sau:

Sau khi nghỉ việc thì vợ sinh con lao động nam có được hưởng chế độ thai sản không

Về điều kiện được hưởng chế độ thai sản đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội, Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Khoản 1 Điều 31 có quy định về 06 nhóm đối tượng được hưởng chế độ thai sản là: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Theo đó là phải có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, trường hợp của anh đã ngừng đóng bảo hiểm xã hội trước khi vợ anh sinh con nên anh không được hưởng chế độ thai sản.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi