Quy định thuyên chuyển công tác đối với giáo viên
Hiện tại nhà trường đang có chế độ thuyên chuyển công tác. Vậy tôi muốn hỏi rằng liệu tôi có bị thuyên chuyển trong trường hợp này không ?
Câu hỏi:
Tôi tên là Nguyễn Thị Năm, đã đăng kí hộ khẩu tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, hiện tại tôi đang làm công tác giảng dạy tại một huyện nghèo thuộc Tây Nguyên đã được 7 năm. Hiện tại nhà trường đang có chế độ thuyên chuyển công tác. Vậy tôi muốn hỏi rằng liệu tôi có bị thuyên chuyển trong trường hợp này không?
Trả lời:
Với câu hỏi của chị chúng tôi xin trả lời như sau:
Thuyên chuyển công tác là gì?
Thuyên chuyển công tác được hiểu một cách ngắn gọn là việc chuyển đổi công tác khác, đi làm ở một nơi khác.
Theo quy định của pháp luật thì việc thuyên chuyển công tác được thực hiện trong các trường hợp sau: Biệt phái, luân chuyển hay việc chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác,…
Căn cứ thuyên chuyển công tác
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Viên chức năm 2010 thì:
“1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được được cử đi cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu, nhiệm vụ, trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
2. Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
3. Viên chức được cử đi biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử đến.
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm đảm bảo tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đưởng hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”
Như vậy, theo quy định tại Khoản 7 Điều này thì sẽ không thực hiện việc biệt phái đối với viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi mà theo như trường hợp của chị Năm nếu chị thuộc trường hợp này thì đương nhiên sẽ không bị thuyên chuyển công tác theo hình thức biệt phái.
Thực tế, với từng tỉnh, thành phố có thể ban hành văn bản áp dụng riêng về điều kiện, trường hợp thuyên chuyển công tác theo các hình thức cụ thể để phù hợp với tỉnh hình định phương. Vì chị chưa nói rõ là mình ở địa phương nào nên chúng tôi không thể hỗ trợ cụ thể. Tuy nhiên, tham khảo một số văn bản có quy định về điều kiện để tiến hành thủ tục thiên chuyển đối với giáo viên như:
– Có thời gian công tác ít nhất là từ 05 năm trở lên đối với Nam, 03 năm trở lên đối với Nữ (tính từ thời điểm có quyết định tuyển dụng) trừ trường hợp đặc biệt phải có cơ quan quản lý công chức, viên chức.
– Có văn bằng tốt nghiệp chuyên môn và các chứng từ phù hợp với tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức.
– Có phẩm chất đạo đức, hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có thành tích tại đơn vị cũ và không trong thời gian bị kỹ thuật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biệt pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa và cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Như vậy, nếu dựa vào những điều kiện nêu trên thì chị Năm sẽ có khả năng bị thuyên chuyển công tác vì chị đã có quá trình giảng dạy tại một huyện ở Tây Nguyên với thời gian là 7 năm (đủ điều kiện 03 năm trở lên đối với nữ) nhưng phải đáp ứng điều kiện đủ về văn bằng tốt nghiệp chuyên môn, phẩm chất đạo đức, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,… trường hợp nếu chị Năm bị thuyên chuyển công tác thì trong thời gian đó, đơn vị sự nghiệp công lập cử chị đi có trách nhiệm đảm bảo tiền lương và các quyền lợi khác của chị theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Mẫu tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn năm 2024
Tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn là một loại văn bản nhằm giải trình và đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận ban chấp hành công đoàn, từ đó bổ sung thêm ban chấp hành công đoàn để có thể đi vào việc hoạt động các quyền và nghĩa vụ theo quy...
Mẫu Thông báo mẫu dấu công ty nộp lên Sở kế hoạch đầu tư
Pháp luật hiện hành ngày càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tự do kinh doanh, quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, đặc biệt sự chủ động trong việc sử dụng con dấu....
Cách ghi nơi cấp căn cước công dân trong hồ sơ?
Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, đây là hình thức thay thế của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm...
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Việc xác định căn cứ khởi tố nhằm hạn chế tối đa những khả năng vi phạm các quyền cơ bản của công dân đồng thời xác định thời điểm mà các quan hệ tố tụng được khởi phát là cơ sở cho việc thực hiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự khác liên quan đến sự kiện pháp lý phải điều...
Xem thêm